H2O

Al2O3 + NaOH Viết phương trình phản ứng hóa học đã cân bằng

Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O Đây là phương trình phản ứng hóa học khi cho Al2O3 tác dụng với NaOH điều chế được Natri aluminat . Đây cũng chính là tính chất hóa học của nhôm oxit, có thể tác dụng với cả axit và bazo. Với những nội dung và tính chất liên quan đến phương trình, Hi vọng những thông tin trên giúp ích được cho các bạn trong quá trình giải bài tập được tốt hơn.

Cân bằng phương trình phản ứng hóa học :

Al2O3 + 2NaOH ⟶ H2O + 2NaAlO2

Điều kiện phản ứng :  Điều kiện thường.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho Al2O3 phản ứng với dung dịch kiềm NaOH muối nhôm aluminat và nước ta thấy Hiện tượng Phản ứng hoà tan chất rắn nhôm oxit tạo dung dịch trong suốt.

Bạn có biết

– ZnO, Cr2O3 cũng có khả năng hòa tan trong dung dịch kiềm NaOH, riêng Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm đặc nóng.

H2O

Phản ứng giữa nhôm kim loại và kiềm của NaAlO2

Natri aluminat cũng được hình thành bằng phản ứng của natri hydroxide với nhôm nguyên chất. Phản ứng toả nhiệt cao khi được thiết lập và kèm theo sự giải phóng nhanh khí Hydro. Phản ứng đôi khi được viết như sau:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Tuy nhiên, chất được tạo ra trong dung dịch có thể chứa ion [Al(OH)4]− ion hay [AlO2(H2O)2]−.[4]

Phản ứng này cũng được đề xuất như là nguồn nhiên liệu đầy tiềm năng cho các loại xe dùng năng lượng Hydro.

Nội dung xem thêm :

Bài tập áp dụng :

Bài tập 1:Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.

(c) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH dư.

(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch K2SO4.

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là:

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Hướng dẫn

Chọn D.

(a) AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(b) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

(c) FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

(d) Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KOH

Bài tập 2:Cho các phản ứng hóa học sau:

1. H2S+ SO2 →

2. Ag + O3 →

3. Na2SO3 + H2SO4 loãng →

4. SiO2+ Mg →

5. SiO2 + HF →

6. Al2O3 + NaOH →

7. H2O2 + Ag2O →

8. Ca3P2 + H2O →

Số phản ứng oxi hóa khử là:

A. 4 B. 6 C. 5 D. 3

Hướng dẫn

Chọn A.

(1). H2S+ SO2 → Sinh ra S (là phản ứng oxi hóa – khử)

(2). Ag + O3 → Sinh ra O2 (là phản ứng oxi hóa – khử)

(3). Na2SO3 + H2SO4 loãng → Sinh ra SO2 (không phải oxi hóa – khử)

(4) SiO2+ Mg → Sinh ra Si (là phản ứng oxi hóa – khử)

(5). SiO2 + HF → (không phải oxi hóa – khử)

(6). Al2O3 + NaOH → (không phải oxi hóa – khử)

(7). H2O2 + Ag2O → Sinh ra O2 (là phản ứng oxi hóa – khử)

(8). Ca3P2 + H2O → (không phải oxi hóa – khử)