Nhôm oxit

Cân bằng phương trình phản ứng HCl + Al2O3 ⟶ AlCl3 + H2O

Bạn đã bao giờ tìm hiểu về cách viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học chưa. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cân bằng phương trình phản ứng khi cho HCl tác dụng với Al2O3, đây cũng là phương trình chứng minh nhôm oxit là oxit lưỡng tính, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazo. Hi vọng sẽ giúp các bạn có kiến thức để giải các câu hỏi trắc nghiệm cũng như bài tập trong các kỳ thi quan trọng, Cùng theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

Cân bằng phương trình phản ứng hóa học :

Al2O3 + 6HCl ⟶ 2AlCl3 + 3H2O

Bao gồm :

Al2O3 là Nhôm oxit chất rắn màu trắng

HCl là dung dịch axit clohidric không màu

AlCl3 là Nhôm clorua kết tủa màu trắng

H2O là nước chất lỏng không màu

Điều kiện phản ứng

– Phản ứng diễn ra mãnh liệt hơn khi tăng nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho Al2O3 phản ứng với dung dịch axit HCl tạo muối tan AlCl3 và nước.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– Phản ứng hoà tan chất rắn nhôm oxit tạo dung dịch trong suốt.

Xem thêm :

Các phương trình điều chế Al2O3 :

– 6Al + 3SOCl2 ⟶ Al2O3 + Al2S3 + 2AlCl3

– 4Al + K2Cr2O7 ⟶ Al2O3 + 2Cr + 2KAlO2

– 2Al + B2O3 ⟶ Al2O3 + 2B

– 2Al + 3H2O ⟶ Al2O3 + 3H2

Nhôm oxit

Tính chất hóa học của Al2O3 :

– Tính bền: Ion Al3+ có điện tích lớn(3+) và bán kính nhỏ(0.048nm), bằng ½ bán kính ion Na+ nên lực hút giữa ion Al3+ và ion O2– rất mạnh, tạo ra liên kết rất bền vững. Vì thế Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy rất cao(2050oC) và rất khó bị khử thành kim loại Al.

-Tính lưỡng tính: Al2O3 là oxit lưỡng tính. Vừa tác dụng với dung dịch kiềm, vừa tác dụng với dung dịch axit.

+ Tác dụng với axit:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

+ Tác dụng với dung dịch bazơ mạnh

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

hay

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

+ Al2O3 tác dụng với C

Al2O3 + 9C —> Al4C3 + 6CO

Ví dụ minh họa :

Ví dụ 1:Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, ZnO, Sn(OH)2, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, KHSO4, Fe(NO3)2, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là:

A. 7 B. 9 C. 10 D. 8

Cách giải :

Chọn B.

Các chất đều phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là: Al, Al2O3, ZnO, Sn(OH)2, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, Fe(NO3)2, (NH4)2CO3.

Ví dụ 2 :Oxit nhôm không phản ứng với chất nào sau đây?

A. HCl

B. H2

C. Ca(OH)2

D. NaOH

Cách giải

Chọn B.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O