Cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8. Trong các môn học THCS, hóa học là một trong bộ môn quan trọng trong việc hình thành tư duy logic cũng như giải quyết tốt các dạng bài tập để vận dụng vào thực tiễn. Khi mới vào chương trình học bạn phải tiếp xúc với bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, vậy làm thế nào để học bảng tuần hoàn này tiếp thu một cách nhanh chóng không bị nhàm chán giúp bạn có thể nhớ lâu. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách học thuộc bảng hóa trị, cùng theo dõi nhé.
Định nghĩa về hóa trị
Hóa trị của một nguyên tố là chỉ số biểu thị khả năng liên kết hóa học của nguyên tử trong nguyên tố đó tạo thành trong phân tử.
Tùy vào bản chất và môi trường tham gia phản ứng mà một nguyên tố có thể có một hoặc nhiều hóa trị khác nhau.Đối với nguyên tố có nhiều nguyên tố thì chỉ thể hiện duy nhất 1 hóa trị nhưng bên cạnh đó cũng có những nguyên tố khác lại có nhiều hóa trị khác nhau. Điều này còn phải tùy thuộc vào từng môi trường mà chúng tham gia phản ứng.
Xem thêm :
Học thuộc bảng hóa trị theo bài ca hóa trị
Có rất nhiều cách học thuộc bảng hóa trị khác nhau, dưới đây là bài thơ giúp các bạn học nhanh, nhớ nhanh, dễ hiểu.
Bài ca hóa trị cơ bản
Bài ca hóa trị nâng cao
Học thuộc bảng hóa trị lớp 8 theo thứ tự sắp trong sách giáo khoa
Học thuộc bảng hóa trị theo số hóa trị của các nguyên tố
Hóa trị gồm có nhóm: I, II, III, IV
Nhóm nguyên tố có một hóa trị:
+ Nhóm Hóa trị I gồm có nguyên tố: H, Li, F, Na, Cl, K, Ag, Br
+ Nhóm Hóa trị II có các nguyên tố sau: Be, O, Mg, Ca, Zn, Ba, Hg
+ Nhóm Hóa trị III có 2 nguyên tố: B, Al
+ Nhóm Hóa trị IV chỉ có nguyên tố Si
Nhóm có nhiều hóa trị gồm các nguyên tố sau:
+ Nguyên tố Cacbon (ký hiêu : C) có 2 hóa trị đó là IV, II
+ Nguyên tố Chì (ký hiệu: Pb)gồm 2 hóa trị: II, IV
+ Nguyên tố Crom (ký hiệu:Cr) có 2 hóa trị: III, II
+ Nguyên tố Nito (ký hiệu: N) có 3 hóa trị: III, II, IV
+ Nguyên tố Photpho (ký hiệu: P) có 2 hóa trị: III, V
+ Nguyên tố Lưu huỳnh (ký hiệu: S) có 3 hóa trị: IV, II, VI
+ Nguyên tố Mangan (ký hiệu: Mn) có hóa trị: IV, II, VII…….
Các nhóm hóa trị quan trọng cần ghi nhớ
Có 5 nhóm hóa trị cần học ghi nhớ
+ Các gốc hóa trị I bao gồm: OH (hidroxit ) và NO3 (nitrat)
+ Các gốc hóa trị II gồm có: CO3 ( cacbonat ) và SO4 (sunfat)
+Các gốc hóa trị III có PO4 (photphat)
Học thuộc bảng hóa trị lớp 8 bằng cách làm nhiều dạng bài tập
Siêng năng làm bài tập Hóa hàng ngày vẫn là cách nhớ hóa trị hiệu quả hàng đầu. Nói cách khác, nếu chỉ học thuộc mà không thực hành, bạn sẽ mau quên. Chi bằng nên kết hợp cả 2, vừa nhớ để làm và vừa làm để ghi nhớ.
Bài tập của môn Hóa vô cùng đa dạng. Hầu hết bài nào cũng yêu cầu viết phương trình hóa học, nghĩa là đòi hỏi phải thuộc hóa trị nguyên tố để cân bằng cho chính xác. Do đó, bằng cách luyện tập thật nhiều dạng bài khác nhau, bạn sẽ tự lưu giữ kiến thức hóa trị, vận động tư duy linh hoạt và hình thành phản xạ nhanh khi làm. Cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8 này đang được nhiều học sinh áp dụng để nắm vững kiến thức hơn.
Qua bài viết Cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8 của svnckh, Hi vọng bạn sẽ chọn được cho mình cách học thuộc nhanh chóng dễ hiểu nhất.