cách tính hóa trị

Xác định hoá trị các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Xác định hoá trị các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học là một trong những dạng bài tập khá đơn giản đối với những bạn học sinh mới làm quen bộ môn hóa học. Bài tập này hiểu về sự kết hợp các nguyên tố trong hợp chất, Nó là nền tảng cơ bản giúp các em học tập tốt bộ môn hóa học. Mời các bạn và các em học sinh cùng svnckh sẽ tìm hiểu xem liệu nguyên tố đó có hóa trị bao nhiêu và cách tính hóa trị của nó như thế nào nhé.

Hóa trị là gì?

– Khái niệm: Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

– Quy ước: H hóa trị I; O hóa trị II.

(Lấy hóa trị của H làm đơn vị, hóa trị của oxi được xác định bằng hai đơn vị).

cách tính hóa trị

Quy tắc hóa trị

Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.

– Tổng quát: Hợp chất có dạng:

tổng quát

Với:

A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

a, b lần lượt là hóa trị của A, B.

x, y chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b

tổng kết

– Chú ý: Quy tắc này được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ.

Xem thêm :

Cách tính hóa trị một nguyên tố.

Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Phương pháp:

– Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.
– Áp dụng quy tắc về hóa trị để lập đẳng thức.
– Giải đẳng thức trên để tìm a
Chú ý: – H và O đương nhiên đã biết hóa trị: H(I), O(II).
– Kết quả phải ghi số La Mã.

Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).

Hướng dẫn giải:

Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị ta có: 2.I = 1.a ⇒ a = II.

Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.

Bài tập 2 : Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức sau:

A. NO.

B. N2O5.

C. NH3.

D. NO2.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Trong các công thức hóa học trên H có hóa trị I, O có hóa trị II.

– Xét NO:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

1.a = 1.II ⇒ a = II (loại).

– Xét N2O5:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

2.a = 5.II ⇒ a = V (loại).

– Xét NH3:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

1.a = 3.I ⇒ a = III (loại).

– Xét NO2:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

1.a = 2.II ⇒ a = IV (thỏa mãn).

Bài tập 3: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Nito (IV) và Oxi (II)

Lời giải

Giả sử công thức hợp chất cần lập là: NxOy.
Theo qui tắc hóa trị ta có: a * x = b * y => x * IV = y * II
Chuyển thành tỉ lệ: x / y = 1/2
Vậy công thức cần lập là: NO2

Bài tập 4 : Lập công thức hóa học của hợp chất bao gồm:
Nhôm (III) và nhóm SO4 (II)
Kali (I) và nhóm (CO3) (II)

Lời giải

a) Giả sử công thức hợp chất cần lập là: Kx(CO3)y
Theo qui tắc hóa trị ta có: a * x = b * y => x * I = y * II
Chuyển thành tỉ lệ: x / y= 2/1
Vậy công thức cần lập là: K2CO3

b) Giả sử công thức hợp chất cần lập là: Alx(SO4)y
Theo qui tắc hóa trị ta có: a * x = b * y => x * III = y * II
Chuyển thành tỉ lệ: x / y= 2/3
Vậy công thức cần lập là: Al2(SO4)3