Cu(NO3)2

Cu + HNO3 Viết phương trình phản ứng hóa học đã cân bằng

Cân bằng phương trình phản ứng hóa học cho Cu + HNO3 đây là phản ứng oxi hóa khử, phương trình này thường xuất hiện trong những dạng bài tập hoặc các dạng đề thi THPT. Dưới bài này chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả các kiến thức của phương trình phản ứng, Hi vọng giúp các em có được kiến thức làm bài chính xác nhất.

Phương trình phản ứng hóa học :

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Điều kiện phản ứng : Dung dịch HNO3 loãng dư

Thực hiện thí nghiệm : cho đồng tác dụng với dd axit HNO3 ta thấy xuất hiện Chất rắn màu đỏ của Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch và sủi bọt khí do khí màu nâu đỏ Nito dixoit (NO2) sinh ra.

Thông tin thêm : Axit nitric HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại, kể cả kim loại có tính khử yếu như Cu. Khi đó, kim loại bị oxi hoá đến mức oxi hoá cao và tạo ra muối nitrat. Thông thường, nếu dùng dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm là NO2, còn dung dịch loãng thì tạo thành NO.

Cu(NO3)2

Cân bằng phương trình phản ứng Cu + HNO3→ Cu(NO3)2 + NO + H2O
Xác định sự thay đổi số oxi hóa

Cuo + HN+5O3→ Cu+2(NO3)2+ N+2O + H2O

oxi hóa khử

Vậy 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Nhắc lại kiến thức: Các bước cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron

Bước 1. Viết sơ đồ phản ứng với các chất tham gia xác định nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

Bước 2. Viết phương trình:

Khử (Cho electron)

Oxi hóa (nhận electron)

Bước 3. Cân bằng electron: Nhân hệ số để

Tổng số electron cho = tổng số electron nhận

Xem thêm phương trình phản ứng :

Bước 4. Cân bằng nguyên tố: nói chung theo thứ tự

Kim loại (ion dương)

Gốc axit (ion âm)

Môi trường (axit, bazo)

Nước (cân bằng H2O là để cân bằng hidro)

Bước 5. Kiểm tra số nguyên tử oxi ở hai vế (phải bằng nhau)

Tính chất hoá học của Đồng

– Đồng có tính khử yếu: Cu → Cu2+ + 2e

1. Đồng tác dụng với phi kim

+ Đồng tác dụng với Oxi: Cu + O2

– Với oxi tạo màng CuO bảo vệ: 2Cu + O2 → 2CuO

– Ở 800 – 10000C: CuO + Cu → Cu2O

+ Đồng tác dụng với Clo: Cu + Cl2

– Với clo: Cu + Cl2 → CuCl2

– Với lưu huỳnh: Cu + S → CuS

2. Đồng tác dụng với axit

a) Đồng (Cu) không phản ứng với axit HCl, H2SO4 loãng (axit oxi hoá yếu)

– Cu không phản ứng với các axit không có tính oxi hoá mạnh.

– Khi có O2, phản ứng lại xảy ra:

2Cu + 4H+ + O2 → 2Cu2+ + 2H2O

b) Đồng (Cu) phản ứng với axit HNO3 và H2SO4 đặc nóng (axit oxi hoá mạnh)

+ Đồng tác dụng với axit Nitric: Cu+ HNO3

Cu + 4HNO3 đặc, nóng → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

+ Đồng tác dụng với axit Sunfuric: Cu+ H2SO4

Cu + 2H2SO4 đặc,nóng → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

3. Đồng tác dụng với dung dịch muối

+ Đồng tác dụng với AgNO3: Cu+ AgNO3

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

+ Đồng tác dụng với Fe2(SO4)3 : Fe+ Fe2(SO4)3

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

– Lưu ý với muối nitrat trong môi trường axit:

3Cu + 8H++ 2NO3– → 3Cu2++2NO↑ + 4H2O