Fe2O3

Fe2O3 ra Al2O3 Viết phương trình phản ứng oxi hóa khử

Al + Fe2O3 → Al2O3 + Fe Đây là phương trình phản ứng hóa học oxi hóa khử khi cho phản ứng nhiệt nhôm, Al khử được nhiều ion kim loại trong oxit, để tạo ra kim loại và oxit nhôm. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các em học sinh củng cố được nhiều kiến thức để giải các bài tập có liên quan đến các phản ứng oxi hóa khử. Mời các em cùng theo dõi.

Cân bằng phương trình phản ứng :

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

Fe2O3

Phương trình bao gồm :

Al là nhôm chất rắn có màu trắng bạc

Fe2O3 là sắt oxit chất rắn màu đỏ

Al2O3 là Nhôm oxit chất rắn màu trắng

Fe là sắt chất rắn có màu trắng xám

Điều kiện phương trình phản ứng Al và Fe2O3 xảy ra : Nhiệt độ: 2000oC, có Mg làm mồi

Cách thực hiện phản ứng

– Nung Al và Fe2O3 ở điều kiện nhiệt độ cao ta thấy Hiện tượng Al2O3 kết tủa trắng, màu đỏ của Fe2O3 mất dần thành màu trắng xám của Fe.

Thông tin thêm :

Al có thể phản ứng với các oxit của kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hoá học để tạo thành nhôm oxit và kim loại tương ứng.

Các phản ứng nhiệt nhôm khác :

 Phản ứng nhiệt nhôm
Phản ứng nhiệt nhôm được định nghĩa là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở trong nhiệt độ cao.

Phương trình tổng quát:

Al + oxit kim loại —> oxit nhôm + kim loại : Điều kiện là nhiệt độ kèm theo

(Hỗn hợp X) (Hỗn hợp Y)

Phản ứng nhiệt nhôm thường gặp
Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng giữa oxit sắt III (Fe2O3) và nhôm (Al):

2Al + Fe2O3 —> 2Fe + Al2O3 : Điều kiện là nhiệt độ kèm theo

Một số phản ứng khác như:

8Al + 3Mn3O4 —> 4Al2O3 + 9Mn : Điều kiện là nhiệt độ kèm theo

Cr2O3 + 2Al —> Al2O3 + 2Cr : Điều kiện là nhiệt độ kèm theo

Bài tập liên quan :

Bài tập 1 . Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là:

A. 61,5 g

B. 56,1 g

C. 65,1g

D. 51,6 g

Đáp án B
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

mc.rắn = mAl + mFe2O3 = 8,1 + 48 = 56,1 g

Bài tập 2. Cho sơ đồ phản ứng : Al → X → Al2O3 → Al

X có thể là

A. AlCl3.

B. NaAlO2.

C. Al(NO3)3.

D. Al2(SO4)3.

Đáp án C
Bài tập 3. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. AlCl3 và Na2CO3

B. HNO3 và NaHCO3

C. NaNO3 và KOH

D. NaCl và AgNO3

Đáp án C
Bài tập 4 : Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 8 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn R. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 1,68 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 150.

B. 100.

C. 200.

D. 300.

Đáp án A
Ta có phương trình phản ứng

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)

Vì X tác dụng với NaOH tạo 0,075 mol H2 => Al dư

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Vì nH2 = 0,075 => nAl dư = nH2 = 0,05 mol

nFe2O3 = 0,05 => nAl (1) = 0,1 mol

=> Tổng số mol Al dùng là:

Theo bảo toàn nguyên tố (để ý tỉ lệ Na:Al trong NaAlO2 là 1:1)

=> nNa+ = 0,15 mol => V = 150 ml

Nội dung tìm hiểu :