Hóa trị Bari ( Ba ) là mấy? Nguyên tử khối của Ba

Tìm hiểu Hóa trị Bari ( Ba ) ? Nguyên tử khối của Ba, Bari là một kim loại mềm màu trắng bạc, bóng hơi vàng khi ở trạng thái siêu tinh khiết. Màu trắng bạc của kim loại bari biến mất nhanh chóng khi bị oxy hóa trong không khí tạo một lớp oxide màu xám sậm. Bari có trọng lượng riêng ở mức trung bình và tính dẫn điện tốt. Bari siêu tinh khiết rất khó tổng hợp nên nhiều tính chất của bari vẫn chưa được xác định một cách chính xác, Bari được sử dụng chủ yếu trong sản xuất buji, ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh quang, Dưới đây là nội dung của nguyên tử Ba mời các bạn cùng tìm hiểu.

Bari

Tính chất vật lí

– Bari là kim loại kiềm thổ màu trắng bạc, dẻo, rèn được. Bị phủ màng oxit – nitrua thẩm trong không khí ẩm.

– Có khối lượng riêng là 3,6 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 7270C và sôi ở 18600C.

Hóa trị Ba và cấu tạo của nguyên tử:

– Ký hiệu hóa học: Ba

– Nguyên tử khối: 137,31 g/mol (thường lấy là 137 g/mol).

– Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z = 56.

– Độ âm điện: 0,89.

– Số oxi hóa: +2.

thiết diện cực chuẩn

– Cấu hình: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p66s2 hay [Xe] 6s2.

=> Vị trí: ô số 56; chu kỳ 6; nhóm IIA.

– Bán kính nguyên tử (nm): 0,220.

– Là nguyên tố s, lớp ngoài cùng có 2e ở phân lớp ns2 → dễ mất 2e để tạo thành ion dượng:

Ba → Ba2+ + 2e

=> Tạo hợp chất ion với nguyên tố khác và có số oxi hóa là +2 trong hơp chất.

– Kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối.

nguyên tố Ba

Tính chất hóa học

– Ba là chất khử mạnh, mạnh hơn K và Ca. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới dạng ion M2+.

M → M2+ + 2e

a. Tác dụng với phi kim

– Bari phản ứng mạnh với ôxy ở nhiệt độ phòng tạo ra bari ôxít và peroxide. Do nó nhạy cảm với không khí, các mẫu bari thường được cất giữ trong dầu.

2 Ba + O2 → 2 BaO + Q

b. Tác dụng với axit

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

– Với dung dịch HNO3:

Ba + 4HNO3 đặc → Ba(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

Lưu ý: Kim loại dễ dàng phản ứng với hầu hết axit, với ngoại lệ là axít sulfuric, phản ứng dừng lại khi tạo thành lớp muối không tan trên bề mặt là bari sulfat.

 

c. Tác dụng với nước

– Ở nhiệt độ thường, Ba khử nước mãnh liệt.

Ba + 2H2O → BaOH)2 + H2

d. Tác dụng với hidro

tác dụng với Hidro

e. Tan trong dung dịch NH3 lỏng → dung dịch màu xanh thẫm.

Điều chế Bari :

Điều chế Ba

Trạng thái tự nhiên:

– Bari trong tự nhiên là hỗn hợp của 7 đồng vị bền, đồng vị phổ biến nhất là 138Ba (71,7 %).

– Bari chiếm 0,0425% trong vỏ Trái Đất và 13 µg/L trong nước biển. Nó có mặt trong các khoáng barit (ở dạng sulphat) và witherit (ở dạng cacbonat).

Ứng dụng

– Bari được sử dụng chủ yếu trong sản xuất buji, ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh quang. Ngoài ra, Ba còn có các ứng dụng khác:

+ Hợp chất bari sulfat có màu trắng và được sử dụng trong sản xuất sơn, trong chẩn đoán bằng tia X, và trong sản xuất thủy tinh.

+ Barít được sử dụng rộng rãi để làm chất độn trong hoạt động khoan tìm giếng dầu và trong sản xuất cao su.

+ Bari cacbonat được dùng làm bả chuột và có thể được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và gạch.

+ Bari nitrat và bari clorua được sử dụng để tạo màu xanh lá cây trong sản xuất pháo hoa.

+ Bari sulfua không tinh khiết phát lân quang sau khi đặt dưới ánh sáng.

+ Các muối của bari, đặc biệt là bari sulfat, có khi cũng được sử dụng để uống hoặc bơm vào ruột bệnh nhân, để làm tăng độ tương phản của những tấm phim X quang trong việc chẩn đoán hệ tiêu hóa.

Xem thêm tại đây :

Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.

SO3 hóa trị mấy? Công thức cấu tạo và tính chất hóa học của SO3

Clo ( Cl ) hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Cl

Kẽm ( Zn ) hóa trị mấy? tính chất hóa học và vai trò của Zn

SO4 hóa trị mấy? Công thức kim loại M với nhóm SO4