Ở các dạng bài tập hóa học khác nhau, bạn sẽ phải nhớ đến nguyên tử NO3. Vậy NO3 có hóa trị mấy, cấu tạo phân tử của NO3 như thế nào hoặc dạng như gốc no3 hóa trị mấy , qua bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về nguyên tử này để vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài tập 1 cách chính xác nhất.
NO3 là gì?Cấu tạo phân tử NO3
NO3 là bazơ liên hợp của axit nitric, gồm một nguyên tử nitơ trung tâm bao quanh bởi 3 nguyên tử ôxy giống hệt nhau và xếp trên cùng một mặt phẳng tam giác.
Trong nước nó là sản phẩm cuối cùng của phản ứng oxy hóa dưới tác động của vi khuẩn từ NH3 thành NO2 và cuối cùng là NO3
NO3 có các tên gọi như nitrat hay nitrate. (Không nên nhầm lẫn với nitro)
Khối lượng phân tử: 62,0049 g/mol
Công thức hóa học của nitrat là NO3–
- Magie có hóa trị mấy ( Mg )? Tính chất hóa học và nguyên tử khối của Mg
- Natri có hóa trị mấy ( Na ) ? nguyên tử khối của Natri
Nguồn gốc phát sinh NO3
– Nitrate (NO3) được tạo thành tự nhiên từ nitơ trong lòng đất. Mà nitơ là chất khí chiếm nhiều nhất trong bầu khí quyển.
– Quá trình hình thành Nitrate là một giai đoạn không thể thiếu trong vòng tuần hoàn của nitơ trong tự nhiên. Thực phẩm và đồ uống hàng ngày của chúng ta cũng chưa một hàm lượng NO3 tự nhiên và nếu hàm lượng NO3 thấp thì không có hại cho sức khỏe. Cây cối hấp thụ NO3 trong đất để lấy dưỡng chất và có thể sẽ tạo một dư lượng nhỏ trong lá và quả.
– NO3 hình thành khi vi sinh vật chuyển hóa phân bón, phân hủy xác động thực vật.
NO3 hóa trị mấy?
No3 hóa trị : I
Cách ghi nhớ nhóm nguyên tử :
Hóa trị của nhóm nguyên tử có hóa trị I: -OH, -Cl, -Br, -I, -NO2, -NO3, -H2PO4, -H2PO3, -HSO4, -HSO3, -HCO3, -HS…
Nhóm nguyên tử có hóa trị II: =S, =SO3, =SO4, =HPO4, =HPO3, =SiO3…Nhóm nguyên tử có hóa trị III: ≡PO3, ≡PO4
Tên Nhóm
Hóa Trị
Gốc Axit
Axit Tương Ứng
Tính Axit
Hiđroxit(*) (OH); Nitrat (NO3); Clorua (Cl)
I
NO3
HNO3
Mạnh
Sunfat (SO4); Cacbonat (CO3)
II
SO4
H2SO4
Mạnh
Photphat (PO4)
III
Cl
HCL
Mạnh
(*): Tên này dùng trong các hợp chất với kim loại.
PO4
H3PO4
Trung Bình
CO3
H2CO3
Rất yếu (không tồn tại)
Tác hại của NO3
Tác hại của NO3 đến sức khỏe con người:
– Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống nước hoặc ăn các loại thực phẩm có lượng nitrate vượt quá 10 mg/l NO3-. Bởi vì nếu vượt quá sẽ gây nên bệnh da xanh ở trẻ nhỏ.
– Khi NO3 hấp thụ vào máu, các hemoglobin (phương tiện chuyên chở ô xy trong máu) sẽ bị biến thành methemoglobin. Methemoglobin sẽ mất hoặc suy giảm chức năng vận chuyển Oxy, gây ra hiện tượng các tế bào (nhất là ở não) không đủ Oxy để hoạt động. Khác với người lớn, trong cơ thể trẻ em, Methemoglobin không thể chuyển hóa ngược thành hemoglobin, Khi não không đủ Oxy rất dễ dẫn đến tử vong.
Tác hại đến môi trường:
Nếu cây cối không kịp hấp thụ hết lượng nitrate này thì nước mưa và nước tưới sẽ làm cho nó ngấm vào lòng đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ảnh hưởng của NO3 đến sinh vật:
– Trong quá trình nuôi trồng thủy sản nếu nồng độ NO3 quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển và sinh sản. Nếu hàm lượng nitrat quá cao sẽ làm tôm bị cụt râu, tổn thương đến gan, tụy dẫn đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa năng lượng trong tôm giảm.
– NO3 không chỉ làm cá thiếu oxy và cá bị ngộ độc NO3 sẽ có những triệu chứng bỏ ăn ,bơi lội chậm chạp, màu sắc nhợt nhạt, ở giai đoạn cuối cá mất phương hướng mất thăng bằng ,co giật và tử vong .
Xem thêm bảng hóa trị và hóa trị của các nguyên tố:
Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.
Lưu huỳnh ( S ) có mấy hóa trị, nguyên tử khối của S
Photpho ( P ) hóa trị mấy? ứng dụng và tính chất của P
Silic ( Si ) hóa trị mấy? Tính chất hóa học và ứng dụng của Silic