ý nghĩa câu tục ngữ dân gian

Học thầy không tày học bạn là gì? Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ

Học thầy không tày học bạn là gì? Câu tục ngữ này có ý nghĩa cũng như có cách nói trong quá trình học tập cần tìm hiểu mọi lúc mọi nơi được học hỏi từ bạn bè, không chỉ học những bài học trên trường lớp của thầy cô. Vậy giải thích câu tục ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này như thế nào? Mời các bạn quan tâm bài viết dưới đây nhé.

Học thầy không tày học bạn có nghĩa là:

– Là cách nói nhấn mạnh ý học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
– Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.

Tìm hiểu thêm :

ý nghĩa câu tục ngữ dân gian

Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn

Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề

– Nêu vấn đề: Giải thích câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”

Thân bài

1. Giải thích

– Học là gì?

+ Học là quá trình tích lũy tri thức, kĩ năng của nhân loại.

+ Qúa trình ấy diễn ra rất gian nan, vất vả đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, bền bỉ, siêng năng, cần cù.

– Theo nghĩa đen: Câu tục ngữ có nghĩa là việc học thầy không bằng việc học bạn.

– Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ nói đến việc học kiến thức trong nhà trường không bằng với việc chúng ta học hỏi những kiến thức bên ngoài, những kĩ năng trong cuộc sống.

=> Câu tục ngữ nói đến hai phương pháp học khác nhau nhưng nó không hề phủ nhận vai trò to lớn của người thầy, cô giáo trong việc giáo dục mỗi con người.

2. Chứng minh

– Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn học sinh đã học tập cả bạn bè, cả thầy cô, cả thực tiễn cuộc sống.

+ Tiêu biểu như bạn Vũ Ngọc Anh, bạn không chỉ học tập ở bạn bè, ở trường lớp mà còn học ở những điều đang xảy ra xung quanh ta. Nhờ đó mà bạn đã trở thành người đầu tiên đạt được tấm vé đi vào vòng chung kết cuộc thi đường lên đỉnh Olympia 2020.

3. Bình luận

– Thật vậy, chúng ta phải có những phương pháp học tập đúng đắn.

– Có thể học từ bạn bè, có thể học từ thực tiễn xung quanh, học từ những bài giảng bổ ích của thầy cô. Nhưng phải phù hợp, phải biết chọn lọc những điều tốt, những điều mang lại nhiều giá trị to lớn phục vụ cho quá trình học tập.

– Hiện nay, có rất nhiều bạn do không có cách học đúng đắn, học có chọn lọc, không có sự sáng tạo mà chỉ dập khuôn của người khác nên không gặt hái được nhiều thành tích cao.

– Hơn hết, sau những kiến thức đã học được, chúng ta phải biết áp dụng nó vào thực tế để rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân. Đúng như lời cha ông đã từng răn dạy “Học đi đôi với hành”.

4. Liên hệ bản thân

– Là học sinh, em luôn xác định cho mình một tinh thần, phương pháp học tập tốt. Bởi lẽ em hiểu rằng “Học tập không phải là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất để đi đến thành công”.

– Hơn hết, em còn tuyên truyền về những phương pháp, cách thức học tập tốt để mọi người, các bạn học sinh cùng nhau thực hiện.

Kết bài 

– Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trên.

Giải thích câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn”

Về nghĩa đen câu này có nghĩa là việc học thầy thì không bằng việc học bạn. Nghĩa bóng nó nói đến việc chúng ta học những kiến thức ở trường thì không bằng việc chúng ta học ở nhiều nguồn, nhiều nơi khác không chỉ là bạn bè. Tóm lại, câu tục ngữ đề cao việc học tập ở mọi người, mọi lúc và mọi nơi. Câu tục ngữ là sự so sánh không cân bằng giữa “học thầy” và “học bạn”. Tất nhiên câu tục ngữ không hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ nâng cao vai trò của người bạn trong việc học tập.

Câu tục ngữ trên là đúng đắn vì việc “học bạn” thì vô cùng cần thiết vì nó bổ sung kiến thức còn thiếu ở trường. Mồi ngày sự hiểu biết của con người ngày càng tăng lên, không học hỏi thì sẽ không theo kịp và bị tụt hậu, trở thành con người thừa của xã hội. Do đó, phải không ngừng học hỏi để mở mang đầu óc, trau dồi kiến thức bổ sung những chồ khuyết trong kiến thức của bản thân.

Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cái cơ bản mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, chúng ta cần biết mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Có những việc thầy cô không thể trực tiếp chỉ bảo cho chúng ta thì lúc đó bạn bè – những người gần gũi với ta sẽ có thể giúp đỡ ta. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi đi sâu vào vấn đề. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.

Việc học hỏi thật sự vô cùng cần thiết đối với bản thân mỗi người. Nhà trường, gia đình và xã hội nên giáo dục con em ý thức học tập không ngừng. Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn. Đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.

Một số câu tục ngữ về học tập hay

  • Có cày có thóc, có học có chữ.
  • Ăn vóc học hay.
  • Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
  • Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
  • học hành vất vả kết quả ngọt bùi
  • Đi một buổi chợ học được mớ khôn.
  • Học trò đèn sách hôm mai
    Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào
    Làm nên quan thấp, quan cao
    Làm nên vọng tía võng đào nghênh ngang.

Như vậy với dàn ý giải thích câu tục ngữ cũng như bài giải thích rõ ràng sẽ làm sáng tỏ, giúp cho các em có quá trình tìm hiểu các câu tục ngữ dân ca. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết khác của chúng tôi.