tục ngữ

Thành ngữ – Tục ngữ là gì? Tiếng Việt Lớp 4, Phân biệt và Ví Dụ minh họa

Trong chương trình học tiếng việt lớp 4, các em đang tìm hiểu về Thành ngữ, Tục Ngữ là gì? Cách phân biết giữa thành ngữ và tục ngữ như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

Thành ngữ là gì? Vai trò của thành ngữ trong tiếng việt

Thành ngữ là gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.

Có thể nói theo cách khác thì thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích một cách đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó. Thành ngữ có thể hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ lưỡng mới có thể giải thích và hiểu được.

VD :

  1. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
  2. Ao sâu cá cả
  3. Biết đâu ma ăn cỗ
  4. Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại
  5. Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra

Xem thêm :

tục ngữ

Tục ngữ là gì? Vai trò của tục ngữ trong tiếng việt

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tục ngữ cũng là 1 thể loại của văn học dân gian. Tục ngữ có thể đóng vai trò là chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

VD:

  1. Ách giữa đàng, quàng vào cổ
  2. Ai chê đám cưới, ai cười đám ma
  3. Ba mặt một lời
  4. Bỏ thương, vương tội
  5. Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư
  6. Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo
  7. Cõng rắn cắn gà nhà

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Việc phân biệt rõ giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn luôn là điều khó khăn, song nếu dựa trên cả hình thức lẫn nội dung thì ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Về tục ngữ:

  • Về hình thức, ngữ pháp:

+ Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh và thể hiện khả năng phán đoán nào đó.

Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Cái nết đánh chết cái đẹp

+ Thành ngữ lại là cụm từ cố định và có vai trò là một thành phần trong câu.

Ví dụ: Đơn thương độc mã / Có mới nới cũ / Đơn thương độc mã …

  • Về nội dung, ý nghĩa:

+ Tục ngữ cho ta một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm từ dân gian của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội nhằm chỉ bảo đời sau.

Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim

+ Tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh.

=> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về sự siêng năng, kiên trì và chăm chỉ.

+ Về thành ngữ: Thành ngữ thì lại mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và đi kèm hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt đến người đọc, người nghe rất cao.

Ví dụ: Chó dữ mất láng giềng / Chân cứng đá mềm / Bảy nổi ba chìm…

Những thành ngữ còn được sủ dụng để lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn.

Ví dụ: như “Cậu đừng có như thế, đừng có đứng núi này trông núi nọ” do thành ngữ là một cụm từ cố định nên khi được ghép vào trong câu giúp câu hoàn chỉnh về ngữ pháp cũng như gia tăng thêm phần biểu cảm.

Qua bài viết các em có thể nắm rõ được khái niệm, vai trò và cách phân biệt thế nào là thành ngữ, tục ngữ phải không nào? Hãy theo dõi những bài viết khác của Svnckh nhé.