Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại. Vậy Luật thơ thất ngôn bát cú đường luật được hiểu như thế nào? Hôm nay svnckh sẽ thông tin giúp bạn làm thơ Đường Luật một cách dễ dàng và đúng luật nhất.
Nguồn gốc
Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến. Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.
Xem thêm : Những bài thơ thất ngôn bát cú đường luật
Luật bằng trắc
Về luật bằng trắc trong thể thơ. Thanh bằng bao gồm những chữ có dấu huyền và dấu thanh ngang. Thanh trắc là những chữ có những dấu còn lại.
Cách sắp xếp các thanh bằng, trắc theo kiểu “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau. Tức là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại (nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc). Chẳng hạn như câu thơ trong bài:
“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn”
Thanh:B…………. T………. B……….
“Trơ cái hồng nhan với nước non. ”
Thanh: T……. . B………. T………. .
(Tự tình 2- Hồ Xuân Hương).
Xem thêm : Bát cú
Luật thơ
Thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:
Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần thường có bố cục rõ ràng.
Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Còn một cách khác là theo Hán luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hán luật.
Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (hay đúng ra là Hán luật vì là thơ Nôm) tiêu biểu:
“Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
(Chú ý cách gieo vần: Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần bằng với nhau).
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Trong đó:
Hai câu đầu tiên (1 và 2) là 2 câu Đề dùng để: Mở Đề và Vào Đề (mở bài, giới thiệu…)
Hai câu tiếp theo (3 và 4) là hai câu Thực dùng để:(miêu tả), yêu cầu của 2 câu này là đối nhau cả về thanh (bằng đối trắc hoặc ngược lại) và về nghĩa (Lom khom — Lác Đác, Dưới núi — Bên sông, Tiều vài chú — rợ mấy nhà)
Hai câu 5 và 6 là hai câu Luận (suy luận), yêu cầu cũng đối nhau cả về thanh và nghĩa, tương tự như hai câu Thực ở trên
Hai câu cuối cùng (7 và 8) là hai câu Kết (kết luận), không yêu cầu đối nhau.
Cách ngắt nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4
Như vậy những thông tin ở bài viết Luật thơ thất ngôn bát cú đường luật đã giúp bạn hiểu rõ thế nào là luật thơ thất ngôn bát cú cũng như hiểu được luật để làm bài thơ hoàn chỉnh nhất.