mở bài nhân vật mị trong đêm tình mùa

Mở bài nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân Tác phẩm ” Vợ Chồng A Phủ “

Để thấy được sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân. Qua Mị trong đêm tình mùa xuân ta thấy được niềm thương cảm của tác giả trước những thân phận bất hạnh nhưng vẫn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt bên trong, chỉ tìm mọi cách để hồi sinh, để bùng cháy. Vậy chúng ta cùng nhau đi làm quen phần Mở bài nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân Tác phẩm ” Vợ Chồng A Phủ ” nhé.

Tìm hiểu thêm :

mở bài nhân vật mị trong đêm tình mùa

Mở bài nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân

Mẫu 1

Tô Hoài được biết đến không chỉ là cây bút của những câu chuyện loài vật mà ông còn được biết đến là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ, đặc biệt là sau cách mạng ngòi bút của ông tập trung nhiều hơn vào số phận của những người nông dân Tây Bắc. Với tài năng, sự cần mẫn của mình ông đã tạo nên những tác phẩm để đời và một trong những số đó là truyện “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm sáng lên là nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, luôn khát khao hạnh phúc, được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân.

Mẫu 2

Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn hân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế khi khám phá quá trình hối duyên của Mị. Nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh đó chính là đêm tình mùa xuân quyến rũ.

Mẫu 3

Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập “truyện Tây Bắc” (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này.

Tô Hoài thành công trong “Vợ chồng A Phủ” không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Với hình tượng nhân vật Mị được xây dựng bằng ngòi bút sâu sắc và tinh tế ấy, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay “Vợ chồng A Phủ” vẫn là tác phẩm giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc.

Mẫu 4

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam, các sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời thường với lối viết giản dị, gần gũi, thông tục. Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc. Tác phẩm xoay quanh số cuộc sống của nhân vật Mị, đặc biệt là diễn tả diễn biến nội tâm của cô trong từng giai đoạn và đêm tình mùa xuân là một cảnh tác động lớn diễn biến tâm lí và hành động của người con gái vùng núi này.

Mẫu 5

“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp.” (A-ma-tốp) Tô Hoài là nhà văn như thế. Bằng sự am hiểu sâu rộng về phong tục tập quán và gắn bó máu thịt với miền đất Tây Bắc, ông đưa người đọc đến với những cảm xúc khó quên trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (1952). Ở đó có nỗi khổ đau, đày đọa đang hiện hữu từng ngày, nhà văn ấy đã thổi vào nhân vật Mị – đại diện cho một tầng lớp nhân dân ở đây – ngọn gió của sức sống mãnh liệt, phản kháng mạnh mẽ trước cái ác. Điều đó thể hiện rõ qua diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, Hi vọng đây là một trong những mẫu mở bài hay giúp bạn có kiến thức viết văn cũng như mở đầu đoạn phân tích được hay nhất.