Hóa học lớp 8 cung cấp cho ta nhiều kiến thức khác nhau, trong đó Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là quan trọng nhất, nó gắn liền với bảng hóa trị của các nguyên tố, nguyên tử hóa học và gần như bắt buộc các em phải học thuộc, nhớ rõ và hiểu được ý nghĩa của từng nguyên tố. Ở bài này chúng tôi tìm hiểu xem nguyên tố Natri có mấy hóa trị và nguyên tử khối như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu kỹ về nguyên tố Natri :
Vị trí và cấu tạo của nguyên tử:
Ký hiệu hóa học: Na.
– Nguyên tử khối: 22,989 g/mol (thường lấy là 23 g/mol).
– Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z = 11.
– Độ âm điện: 0,93.
– Số oxi hóa: +1
–Hóa trị của Natri : I
Cấu hình: 1s22s22p63s1 hay [Ne] 3s1.
=> Vị trí: ô số 11; chu kỳ 3; nhóm IA.
– Có 1 e lớp ngoài cùng → dễ mất 1e để tạo thành ion dượng → là kim loại hoạt động.
Na → Na+ + 1e
Hóa trị của Cacbon là mấy ( C ), Nguyên tử khối và cách điều chế chuẩn
Hóa trị của nguyên tố Bo ( B ), Tính chất và vai trò của nguyên tố B
Hóa trị của Beri ( Be), Tính chất và hợp chất chuẩn của Be
=> Tạo hợp chất ion với nguyên tố khác và có số oxi hóa là +1 trong hơp chất.
– Kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối.
Natri thường không tự xuất hiện trong tự nhiên, nhưng các hợp chất của nó đã được con người sử dụng trong nhiều thế kỷ. Natri nguyên tố không được phát hiện cho đến năm 1808. Kim loại natri được cô lập bằng cách dùng điện phân từ xút hoặc natri hiđroxit (NaOH).
Natri có những tính chất gì?
Tính chất vật lí:
– Kim loại kiềm màu trắng – bạc, nhẹ, rất mềm, dễ nóng chảy.
– Có khối lượng riêng là 0,968 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 97,830C và sôi ở 8860C.
Nhận biết
– Đốt cháy các hợp chất của Natri sẽ cho ngọn lửa có màu vàng.
Tính chất hóa học
– Natri có tính khử rất mạnh: Na → Na+ + 1e
a. Tác dụng với phi kim
– Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.
b. Tác dụng với axit
– Natri dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng…) thành hidro tự do.
c. Tác dụng với nước
– Natri đều tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
d. Tác dụng với hidro
– Natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành natri hidrua.
Các hợp chất quan trọng của Natri:
– Natri hidroxit: NaOH
– Natri hiđrocacbonat: NaHCO3
– Natri cacbonat: Na2CO3
Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm: Natri có sẵn và được bảo quản trong dầu hỏa hoặc khí trơ để tránh bị oxi hóa bởi không khí chuyển sang màu trắng xám.
2. Trong công nghiệp:
– Nguyên tắc: khử ion của kim loại.
– Phương pháp: điện phân nóng chảy
– Nguyên liệu: hợp chất hiđroxit hoặc muối clorua của natri.
Xem thêm hóa trị của một số nguyên tố :
Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.
Flo hóa trị mấy ( F ), Định nghĩa và Tính chất của Flo như thế nào?