Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Ngữ Văn 12

Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Ngữ Văn 12 giúp các em học sinh biết các bước làm bài văn nghị luận và thực hành bài luyện tập một cách đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn cùng tham khảo ở dưới bài viết này.

Thông tin thêm :

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Để soạn bài nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích văn xuôi Ngữ Văn 12, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi

Trước khi bắt tay vào soạn bài, bạn cần chọn được tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi mà mình muốn phân tích và đưa ra nhận định, đánh giá. Nếu chưa có sẵn tác phẩm hay đoạn trích, bạn có thể tham khảo ở sách giáo khoa hay các tác phẩm văn học khác.

Bước 2: Đọc và tìm hiểu về tác phẩm hoặc đoạn trích

Sau khi lựa chọn được tác phẩm hoặc đoạn trích, bạn cần đọc và tìm hiểu kỹ về nội dung, tác giả, bối cảnh và phong cách của tác phẩm. Điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về tác phẩm và có thể đưa ra nhận định, đánh giá chính xác hơn.

Bước 3: Xác định chủ đề của bài nghị luận

Sau khi đã tìm hiểu về tác phẩm, bạn cần xác định chủ đề của bài nghị luận. Chủ đề có thể liên quan đến nội dung, cảm nhận của bạn về tác phẩm hoặc đoạn trích, hay là một chủ đề nằm ngoài tác phẩm như tác động của tác phẩm đến đời sống xã hội, ý nghĩa của tác phẩm trong cuộc sống…

Bước 4: Lập kế hoạch cho bài nghị luận

Sau khi đã xác định được chủ đề của bài nghị luận, bạn cần lập kế hoạch cho bài viết. Kế hoạch này nên bao gồm các phần như: mở bài, trình bày ý chính, bình luận và kết luận.

Bước 5: Viết bài

Cuối cùng, bạn có thể bắt đầu viết bài. Khi viết bài, hãy chú ý đến cấu trúc, từ vựng, câu từ, sử dụng các ví dụ, chứng minh để làm rõ quan điểm của mình.

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Tìm hiểu chung

Đề 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

Đặc sắc kết cấu truyện:

– Sự giống và khác nhau giữa những việc trong truyện, tác giả

– Tìm ra mâu thuẫn, tính trào phúng, mỉa mai của truyện

– Đặc điểm ngôn ngữ của truyện ( ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ nhân vật)

– Mục đích viết truyện của Nguyễn Công Hoan, từ đó nêu khái quát giá trị hiện thực

– Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán

Dàn bài

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Tinh thần thể dục

Thân bài:

Phân tích, chỉ ra điểm chung và nét riêng của các cảnh bắt người đi xem bóng đá:

+ Cảnh anh Mịch nhăn nhó với ông Lí

+ Cảnh bác Phô gái phân trần với ông Lí

+ Cảnh cụ phó Bính xin ông Lí cho thằng Sang đi thay con

+ Cảnh thằng Cò cùng đứa con trốn vào đống rơm bị phát hiện

– Ông Lí áp giải được 94 người lên huyện. Phân tích mâu thuẫn hình thức và bản chất của “tinh thần thể dục”

– Nêu tính trào phúng, châm biếm của truyện

Kết bài: Nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn

Đề 2: Tìm sự khác nhau về từ ngữ và gióng văn giữa hai tác giả Chữ người tử tù và Hạnh phúc của một tang gia

Tìm hiểu đề:

– Sự khác nhau:

+ Chữ người tử tù sử dụng nhiều từ Hán việt cổ, cách nói dựng lên cảnh tượng suy tàn con người phong kiến, tác giả nói tới những người tài hoa nay còn vang bóng

– Trong “Hạnh phúc của một tang gia” tác giả dùng nhiều từ, cách chơi chữ để mỉa mai, giễu cợt tính giả tạo

– Việc dùng từ, chọn giọng văn phù hợp với chủ đề truyện, thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả

Luyện tập

– Tìm hiểu, xác định đề: Yêu cầu nghị luận một phương diện của tác phẩm: nghệ thuật châm biếm, đả kích của tác giả

Lập dàn ý

Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc thực chất châm biếm, đả kích sự bất tài, bù nhìn của vua Khải Định và bản chất bọn mật thám Pháp trong chuyến công du của vua Khải Định

Thân bài

– Châm biếm, đả kích tập trung vào các phương diện:

+ Khải Định là thành một tên hề có mày da khác lạ, ăn mặc kệch cỡm

+ Vua mà có hành động như kẻ gian, lén lút, đáng ngờ

+ Mật thám Pháp thành người “phục vụ tạn tụy” (bám lấy đế giày) với cái nhìn hồ đồ, lẫn lộn

– Cách sử dụng ngôn ngữ của Người có sự châm biếm, đả kích sâu cay trong đó

+ Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, và miêu tả

Kết bài: Truyện ngắn Vi hành thành công khi lột trần được bản chất của kẻ bán nước và cướp nước bằng giọng mỉa mai, châm biếm

Đả kích thói bịp bợm, lố lăng của Khải Định và những tên tay sai thực dân