Dầu nhờn hay dầu nhớt là cùng một loại có tác dụng trong quá trình bôi trơn tất cả linh kiện tuy nhiên có tên gọi khác nhau. Vì vậy, người ta có thể gọi nó là dầu nhờn hoặc dầu nhớt đều được hiểu với ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên ít ai có thể biết được nhiệt độ sôi của dầu nhớt và cách phân loại của chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin bài viết nhé.
Khái Niệm về Dầu Nhớt
Dầu nhờn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ. Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.
Cách Phân loại dầu nhờn
- Dầu nhớt tổng hợp
- Dầu nhớt bán tổng hợp
- Dầu nhớt gốc khoáng
- Dầu công nghiệp
- Dầu nhớt đơn cấp và đa cấp
Thông tin thêm :
Tác dụng của dầu nhớt
Tác dụng bôi trơn
Đây là tác dụng chủ yếu của dầu nhớt giúp bôi trơn để piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng trong lòng xi-lanh. Động cơ được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết kim khí như piston, trục cam,…
Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành. Hơn hết, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết, linh kiện giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim khí nhằm bảo vệ và tăng tuổi thọ cho động cơ.
Tác dụng làm mát
Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Nhờ quy trình luân chuyển liên tiếp, dầu nhớt sẽ giúp động cơ làm mát, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt hoặc cháy piston .
Tác dụng làm kín
Khi động cơ vận hành, dầu nhớt được coi là một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để trong quá trình đốt cháy nhiên liệu áp suất sinh ra không bị thất thoát.
Tác dụng làm sạch
Quá trình đốt cháy nhiên liệu dĩ nhiên sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong động cơ và tác dụng của dầu nhớt chính là cuốn trôi và làm sạch những muội bám này.
Tác dụng chống gỉ
Bề mặt của các chi tiết kim loại trong động cơ được bao bọc bằng một màng dầu mỏng có thể hạn chế sự xúc tiếp với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa dẫn đến han gỉ.
Thành phần của Dầu nhờn
Dầu nhớt tùy vào từng thành phần mà có nhiệt độ sôi khác nhau như :
Cặn mazut
Mazut là phần cặn của quá trình chưng cất khí quyển có nhiệt độ sôi cao hơn 350°C. Phần cặn này có thể đem đi đốt hoặc làm nguyên liệu để sản xuất dầu nhờn gốc. Để sản xuất dầu nhờn gốc người ta đem mazut chưng cất chân không thu được phân đoạn có nhiệt độ sôi khác nhau:
Phân đoạn dầu nhờn nhẹ ( LVGO: Light Vacuum Gas Oil ) có nhiệt độ sôi từ 300°C – 350°C.
Phân đoạn dầu nhờn trung bình ( MVGO: Medium Vacuum Gas Oil ) có nhiệt độ từ 350°C – 420°C.
Phân đoạn dầu nhờn nặng ( HVGO: Heavy Vacuum Gas Oil ) có nhiệt độ từ 420°C – 500°C.
Cặn gudron
Cặn gudron là phần cặn còn lại của quá trình chưng cất chân không, có nhiệt độ sôi trên 500°C
Nhóm chất nhựa
Các chất trung tính có màu nâu hoặc đen, nhiệt độ hóa mềm nhỏ hơn 100°C, tỷ trọng lớn hơn 1, dễ dàng hòa tan trong xăng, naphta.
Nhóm asphanten
Nhóm asphanten là nhóm chất rắn màu đen, cấu tạo tinh thể, tỷ trọng lớn hơn 1, chứa hầu hết hợp chất dị vòng có khả năng hòa tan mạnh trong cacbon disunfua (CS2), nhưng không hòa tan trong các dung môi nhẹ như parafin hay xăng, ở 300°C không bị nóng chảy mà bị cháy thành tro.
Dầu nhờn tổng hợp
Dầu tổng hợp là có khoảng nhiệt độ hoạt động rộng từ -55°C đến 320°C, có độ bền nhiệt lớn, có nhiệt độ đông đặc thấp, chỉ số độ nhớt cao… Chính những ưu điểm này mà dầu tổng hợp ngày càng được sử dụng nhiều, nhất là trong các động cơ phản lực.
Vậy bài viết này đã gửi cho các bạn những thông tin quan trọng về ” Nhiệt độ sôi của dầu nhớt ( Dầu Nhờn ) “, Hi vọng các bạn nắm được nhiệt độ sôi ở từng thành phần của dầu nhớt.