đoạn 2 việt bắc

Phân tích việt bắc đoạn 2 ( Khúc ca hùng tráng và về cách mạng )

Phân tích việt bắc đoạn 2,  Tố Hữu có rất nhiều tác phẩm cũng như bài thơ khác nhau nhưng bài thơ Việt Bắc là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến, Đây cũng là quãng thời gian chiến đấu gian khổ của những người lính cách mạng tại chiến khu Việt Bắc. Ở khổ 2 của bài thơ Việt Bắc được tác giả ca ngợi về Khúc Ca Hùng Tráng Và Cũng Là Khúc Tình Ca Về Cách Mạng trong Cuộc Kháng Chiến Và Con Người. Để làm rõ hơn chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu cũng như phân tích ở nội dung dưới đây.

Tìm hiểu thêm : Phân tích khổ 3 bài thơ việt bắc 

Dàn ý phân tích Việt Bắc Đoạn 2:

Mở bài
Giới thiệu về 12 câu thơ trong đoạn 2 của bài thơ Việt Bắc

Thân bài
– Phân tích 4 câu đầu đoạn

Tiếng “mình” cất lên thân thuộc, gần gũi -> tình cảm thân tình và thắm thiết
Những câu hỏi vừa trách móc, vừa bùi ngùi cùng nhịp thơ 2/4; 2/2/4 đều đặn càng thể hiện rõ sự tha thiết trong lòng người ở lại.
– Phân tích 6 câu thơ tiếp

Vẫn là cách xưng hô “mình – ta” vô cùng độc đáo, tuy hai mà một, chỉ những người cách mạng đã về xuôi
“Rừng núi” là cách nói hoán dụ chỉ người dân nơi chiến khu Việt Bắc

Những người cách mạng ra đi để lại nỗi nhớ thương trong lòng người ở lại, đất trời, thiên nhiên cũng ngậm ngùi, buồn bã
Tình cảm của nhân dân Việt Bắc luôn “đậm đà lòng son”
– Phân tích 2 câu cuối đoạn

3 tiếng “mình” cất lên trong hai câu thơ, thể hiện sự hài hòa, thấu hiểu nhau của nhân dân đối với cách mạng.
Nhắn nhủ về cách sống thủy chung với quá khứ và gợi nhắc những điểm đánh là bước ngoặt cho cách mạng.
Kết bài
Khẳng định giá trị đoạn trích và tài năng của tác giả

đoạn 2 việt bắc

Một số bài phân tích Việt Bắc đoạn 2

Bài 1 :

Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại của Việt Nam. Trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của mình, Việt Bắc được biết đến là một bài thơ tiêu biểu, là một trong những thành công lớn trong sự nghiệp thơ văn yêu nước của Tố Hữu.

Việt Bắc được sáng tác vào năm 1954, sau ngày miền Bắc giải phóng, hòa bình lập lại, nhà thơ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ trở về miền xuôi, tạm biệt nơi đại ngàn rừng núi. Đoạn thơ thứ 2 trong bài với nhiều tâm tư, tình cảm của nhà thơ gửi vào đã thực sự làm lay động nhiều trái tim và tâm hồn của bạn đọc, khiến họ thê yêu và trận trọng tác giả – tác phẩm hơn.

Tiếp nối 8 câu thơ ở đoạn đầu nói về tâm trọng lưu luyến, bịn rịn trong ngày chia tay giữa kẻ ở người đi là những dòng thơ với ý nghĩa như lời nhắn nhủ được thể hiện qua hàng loạt câu hỏi tu từ:

“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù?
/…/

Lối xưng hô “mình – ta” chúng ta được nghe nhiều trong ca dao, dân ca Việt Nam để thể hiện sự thắm thiết trong tình cảm của con người. Trong bài thơ, tác giả cũng vận dụng thành công lối xưng hô ấy, tạo sức gần gũi, ân tình của người đi, kẻ ở. Những câu hỏi vờ như có sự trách móc nhưng vô cùng ngọt ngào, kèm theo chút lo lắng, phân vân, không biết mình đi rồi thì có còn nhớ những ngày xưa hay không.

Tác giả sử dụng nhịp thơ 2/4; 2/2/4 nhịp nhàng, đều đặn lại càng thể hiện được sự thiết tha trong lòng người ở lại. Nỗi nhớ của người cách mạng càng đong đầy thì hình ảnh năm xưa càng dạt dào, xúc động. Bằng biện pháp liệt kê quen thuộc, tác giả đã cho người đọc thấy được câu chuyện hành quân cùng dân dân Việt Bắc. Nơi tiền tuyến với mây mù giăng lối, suối lũ nguy hiểm nhưng với tinh tình yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, chẳng ai mệt mỏi, sợ hãi và chùn chân cả,

Trong tiếng thơ, ta không hề thấy sự than vãn, mệt mỏi trước những khó khăn vất vả, ngược lại đó là cảm xúc tự hào về những ngày tháng anh dũng chiến đấu, hành trình vượt khó, mình và ta cùng sáng cánh, đồng hành với nhau đánh tan quân quỳ, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Tác giả tự hỏi sau khi các cán bộ trở về thủ đô phồn hoa, liệu có nhớ chăng chốn núi rừng xưa cũ với đại ngàn nắng gió. Còn đối với những người ở lại, họ vẫn luôn sắt son vớ nỗi nhớ thấm trong từng cảnh vật: rừng núi, trám bùi, măng mai…Cảm xúc buồn bã vì phải chia xa mà nhân dân dành cho chiến sĩ thật chân thành, thắm thiết, đầy xúc động.

Tác giả khéo léo sử dụng hình ảnh lau xám hắt hiu – một đặc trưng riêng của thiên nhiên Việt Bắc để hỏi về tình cảm mà người cách mạng dành cho họ. Người ra đi có còn nhớ chăng những ngôi nhà thấp thoáng sau rặng lau, thấp thoáng giữa núi rừng hùng vĩ. Người ra đi có nhớ chăng những tình cảm ấm áp, đậm đà của người ở lại ? Còn với riêng nhân dân Việt Bắc thì vẫn luôn thắm thiết một mối tình son sắt với cách mạng, với cán bộ miền xa.

Dường như không còn là sự phân biệt rạch ròi “mình”, “ta” nữa mà là sự thấu hiểu, hài hoà vào nhau. Đó là câu hỏi cũng là lời nhắc nhở ân tình rằng đừng bao giờ lãng quên đi những ngày gắn bố nghĩa tình, chung thủy cùng nhau. Đừng bao giờ quên đi những hy sinh, mất mát đã trải qua, phải sống sao cho có trách nhiệm với hôm nay, không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, mà phải luôn tập trung cảnh giác, vừa bảo vệ đất nước vừa dựng xây đời. Đừng bao giờ phản bội quá khứ hào hùng của lịch sử dân tộc chúng ta.

Bằng nghệ thuật biểu hiện giàu tình cảm cùng giọng thơ tâm tình tha thiết, ngọt ngào, nhà thơ Tố Hữu đã thành công khắc họa tình cảm giữa người đi và người, những con người đã từng một thời gắn bó, sẻ chia gian khổ để giành lại chủ quyền cho dân tộc. Đó không chỉ là tình quân dân mà còn là tình cảm gắn bó thân thương, đáng trân trọng.

Tìm hiểu thêm : Phân tích bài việt bắc đoạn 4

Bài 2 : 

Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam nói chung và trong mảng văn học cách mạng nói riêng, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Ở Tố Hữu có sự thống nhất hài hòa giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.

Chính vì vậy có thể nói rằng, qua các tác phẩm của ông, ta không chỉ thấy được thế giới tâm hồn tình cảm, thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của ngòi bút thơ Tố Hữu mà qua đó dường như nhà văn đã phản ánh một cách rõ nét nhất những dấu mốc lịch sử quan trọng xuyên suốt quá trình kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc, người đọc vì thế mà có thể thấy được trọn vẹn những trang sử vẻ vang của đất nước như những thước phim quay chậm. Cùng phân tích bài thơ Việt Bắc bạn sẽ rõ.

Bài thơ được sáng tác vào tháng mười năm 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc – thủ đô gió ngàn của dân tộc trở về Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong những cán bộ kháng chiến từng sống và gắn bó với người dân và thiên nhiên Việt Bắc, nay trở về chia tay đầy ngậm ngùi và lưu luyến, nhà thơ xúc động viết nên bài thơ này.

Bài thơ được viết theo thể lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc mang âm hưởng nhẹ nhàng uyển chuyển thấm đẫm chất trữ tình của những câu ca dao. Trong cảm xúc lắng đọng ngậm ngùi của buổi chia li, việc sử dụng thể thơ này để biểu đạt tình cảm và hồi tưởng lại những kỉ niệm gắn bó với núi rừng Việt Bắc, người dân Việt Bắc là hoàn toàn hợp lí.

Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
/…/

Những kỉ niệm đó giờ đây chỉ còn là những kỉ niệm trong dòng kí ức… chầm chậm trôi… Những câu hỏi cứ nối tiếp nhau xuất hiện làm nên một điệp khúc thấm đẫm tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cũng chính qua những dòng thơ này mà khung cảnh núi rừng Việt bắc đại ngàn hiện ra rõ nét nhất. Đó là núi non hùng vĩ, những con sông, những cơn mưa ào ạt đổ về nguồn mây mù khói tỏa…

Nhưng giữa bức tranh đó nổi bật nhất chính là cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu hết sức gian lao, khổ cực nhưng vô cùng gắn bó, đoàn kết, thắm tình nghĩa như những người con cùng chung một dòng máu giữa cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc. Cuộc sống chiến đấu tuy vất vả và khó khăn nhưng nhờ có sự ủng hộ và nâng đỡ tinh thần của những con người chân chất nơi núi rừng đại ngàn đó nên tất cả đã trở thành những kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên trong trái tim của hai phía.

Cách xưng hô “mình – ta” cũng là cách xưng hô rất gần gũi thân mật thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa quân và dân, chính vì vậy mà lời thơ như lời tâm tình thủ thỉ, giọng thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng mà đằm thắm thiết tha. Hình ảnh áo chàm trong câu thơ: “Áo chàm đưa buổi phân li…” là hình ảnh hoán dụ chỉ đồng bào Việt Bắc đang bịn rịn trong chia li.

Đúng, họ không có gì trao cho nhau giữa trời khuya lạnh giá ngoài tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó. Cái bắt tay giản đơn thôi nhưng đã giúp người chiến sĩ vượt qua những khó khăn thiếu thốn của buổi đầu kháng chiến. Ở đây cái nắm tay này diễn ra trong bối cảnh chia li, chính vì vậy nó có ý nghĩa như một minh chứng cho tình cảm nồng thắm quân dân.

Bài thơ Việt Bắc không chỉ tái hiện lại được không khí vào những năm kháng chiến chống Pháp mà còn đưa người đọc ngược dòng thời gian để tìm về với những nét đẹp trong tâm hồn người quân dân: vẻ đẹp của tấm lòng thủy chung son sắt, vẻ đẹp của sự đoàn kết gắn bó, rộng hơn nữa đó chính là ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc với nhân dân.

Cũng từ đó mà ta thấy được tài năng và khả năng giao cảm tinh tế với cái đẹp của thiên nhiên, của con người Việt Bắc của Tố Hữu. Để làm được điều đó Tố Hữu đã trải qua một thời gian dài sống và gắn bó với người dân, với thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.