bức tranh tứ bình

Sơ đồ tư duy việt bắc bức tranh tứ bình ( Tố Hữu )

Sơ đồ tư duy việt bắc bức tranh tứ bình ( Tố Hữu ) đoạn trích “Việt Bắc” ôn lại một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà hào hùng, qua đó thể hiện nghĩa tình sâu nặng của người cán bộ kháng chiến với Việt Bắc và tình cảm của nhân dân Việt Bắc với cách mạng và Bác Hồ được thể hiện qua bức tranh tứ bình có trong bài thơ Việt Bắc. Để các em có thể nắm rõ được nội dung cũng như ý nghĩa sâu xa của bài thơ, Svnckh gửi đến các em học sinh sơ đồ tư duy ngắn gọn, dễ hiểu và chi tiết nhất.

Các luận điểm chính

Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc mùa đông ấm áp, lắng dịu.

Luận điểm 2: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc mùa xuân rực rỡ, chói chang.

Luận điểm 3: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc mùa hạ rộn ràng, náo nức.

Luận điểm 4: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc mùa thu êm ái, ngọt ngào.

Với những nét chấm phá đơn sơ giản dị vừa cổ điển vừa hiện đại đoạn thơ trên của Tố Hữu đã làm nổi bật được bức tranh cảnh và người qua bốn mùa của chiến khu Việt Bắc. Cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen sống động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ về xuôi.

Tìm hiểu thêm : Sơ đồ tư duy bài thơ việt bắc 

bức tranh tứ bình

Phân tích bức tranh thiên nhiên tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Tố Hữu được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào thơ Cách mạng Việt Nam với những tác phẩm lưu mãi với thời gian. Thơ ông viết về chính trị nhưng không khô khan, mà ngược lại, dễ đi sâu vào lòng người bởi tình cảm và giọng văn trữ tình truyền cảm. “Việt Bắc” được sáng tác trong hoàn cảnh chia ly tiễn biệt giữa quân và dân tại căn cứ địa Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được xem như lời tâm tình chan chứa nỗi niềm của Tố Hữu đối với mảnh đất anh hùng này. Đặc biệt người đọc chắc hẳn sẽ không quên bức tranh tứ bình bằng thơ tuyệt đẹp trong “Việt Bắc”.

Xuyên suốt bài thơ “Việt Bắc” là dòng tâm tư, tình cảm chan chứa và sâu lắng của Tố Hữu dành cho quân và dân từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Người đọc sẽ bắt gặp những hình ảnh gần gũi, đời sống bình dị, cả những con người chân chất Việt bắc qua lời thơ Tố Hữu. Phải có một tình cảm da diết, phải là người “nặng” tình thì Tố Hữu mới thổi hồn vào từng câu đối đáp bằng thơ lục bát nhuần nhuyễn như vậy.

Có thể nói rằng điểm sáng của cả bài thơ toát lên từ bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc qua giọng thơ dìu dặt, trầm bổng của Tố Hữu. Người đọc sẽ được chìm đắm trong khung cảnh hữu tình, nên thơ của “xứ Tiên” này.

Khổ thơ được mào đầu bằng câu đối đáp nhẹ nhàng giữa “ta” – “mình”:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Thật khéo léo và tinh tế khi Tố Hữu truyền đạt tình cảm một cách kín đáo như thế này. Ngôn ngữ gần gũi, cách diễn tả nhẹ nhàng cũng đã khiến người đọc thấy rất thấm. Tố Hữu hỏi “người” nhưng thực ra là hỏi “mình” và câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Lời mào đầu sâu sắc này sẽ dẫn người đọc lần lượt khám phá nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc trải dọc theo 4 mùa.

Dẫn dắt người đọc cùng tham quan cảnh tiên nơi Việt Bắc, Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh mùa đông ấm áp, tràn đầy tin yêu:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Người đọc ngẩn ngơ trước mùa đông nơi vùng cao Tây Bắc với vẻ đẹp đặc trưng của nó. Phải nói rằng tuy là mùa đông nhưng qua thơ Tố Hữu, cảnh sắc không buồn, không trầm lắng, mà người lại rất sáng, rất ấm áp qua hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”. Màu đỏ của hoa chuối chính là nét điểm xuyết, là ánh sáng làm bừng lên khung cảnh rừng núi mùa đông Việt Bắc. Đây được xem là nghệ thuật chấm phá rất đắc điệu của Tố Hữu giúp người đọc thấy ấm lòng khi nhớ về Việt Bắc. Ánh nắng hiếm hoi của mùa đông hắt vào con dao mang theo bên người của người dân nơi đây bất chợt giúp người đọc thấu được đời sống sinh hoạt và lao động của họ. Màu đỏ của hoa chuối quyện với màu vàng của nắng trên đèo cao đã tạo thành một bức tranh mùa đông rạng rỡ, đầy hi vọng.

Xem thêm : Phân tích bài thơ việt bắc của tố hữu 

Bức tranh mùa xuân ở núi rừng Việt Bắc hiện lên thật trữ tình, thơ mộng như tiên cảnh:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Đọc hai câu thơ này, người đọc dường như mường tượng ra khung cảnh mùa xuân nơi núi rừng thật hiền hòa, dịu êm, ấm áp. Màu trắng của mơ gợi lên một bức tranh nên thơ trên cái nền dịu nhẹ của màu sắc. Hoa mơ được xem là loài hoa báo hiệu mùa xuân ở Tây bắc, cứ vào độ xuân thì, chúng ta sẽ bắt gặp trên những con đường màu sắc ấy. Mùa xuân Tây Bắc, Tố Hữu nhớ đến hình ảnh “người đan nón” với động tác “chuốt từng sợi giang” thật gần gũi. Động từ “chuốt” được dùng rất khéo và tinh tế khi diễn tả về hành động chuốt giang mềm mại, tỉ mỉ của người đan nón. Phải thật sâu sắc và am hiểu thì Tố Hữu mới nhận ra được điều này. Chữ “chuốt” như thổi hồn vào bức tranh mùa xuân ở Việt Bắc, tạo nên sự hòa hợp thiên nhiên và con người.

Bức tranh mùa hè sôi động dưới ngòi bút của Tố Hữu:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Tiếng ve kêu vàng giữa “rừng phách” đã làm nên cái động giữa muôn vàn cái tĩnh. Màu vàng của rừng phách là đặc trưng báo hiệu mùa hè về trên xứ sở vùng cao. Tiếng ve như xé tan sự yên tĩnh của núi rừng, đánh thức sự bình yên nơi đây. Từ “đổ” dùng rất đắc điệu, là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển biến quyết liệt, lôi cuốn của màu sắc. Bức tranh mùa hè chợt bừng sáng, đầy sức sống với màu vàng rực của rừng phách. Ở mỗi bức tranh thiên nhiên, người đọc đều thấy thấp thoáng bóng dáng con người. Có thể nói đây chính là sự tài tình của Tố Hữu khi gắn kết mối tâm giao giữa thiên nhiên và con người. Giữa rừng núi bao la, thấp thoáng bóng dáng “cô gái hái măng” tuyệt đẹp đã khiến cho thiên nhiên có sức sống hơn.

Và cuối cùng chính là bức tranh mùa thu nhẹ nhàng:

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Mùa thu về trên Tây Bắc với hình ảnh ánh trăng dịu, mát lành. Thiên nhiên dường như rất ưu ái cho mùa thu xứ Bắc với sự tròn đầy, viên mãn của ánh trăng. Không phải là ánh trăng bình thường, mà trăng nơi đây là trăng của hòa bình, ánh trăng tri kỷ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ. Chính ánh trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp riêng của mùa thu Việt Bắc. Tố Hữu nhìn trăng, nhớ người, nhớ tiếng hát gợi nhắc ân tình và thủy chung.

Thật vậy với bốn cặp thơ lục bát ngắn gọn, bốn mùa của thiên nhiên Việt Bắc được gợi tả sắc nét, tràn đầy sức sống. Tác giả thật tài tình, khéo léo, vốn hiểu biết rộng cũng như tình cảm sâu nặng đối với mảnh đất này mới có thể thổi hồn vào thơ. Bức tranh tứ bình này sẽ khiến cho người đọc thêm yêu, thêm hiểu hơn cảnh vật và con người nơi đây.