soạn bài mùa lá rụng trong vườn 1

Soạn bài mùa lá rụng trong vườn ( Ma Văn Kháng) Chi tiết và đầy đủ nhất

Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn giúp các em học sinh hiểu và trân trọng những nét văn hóa trong cách ứng xử của người Việt. Qua đó chúng ta nắm được nội dung cũng như hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật nhất là chị Hoài và ông bằng trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi tết. Nội dung bài soạn dưới đây bao gồm đầy đủ các nội dung về tác giả,tác phẩm và trả lời tất cả các câu hỏi trong sgk một cách rành mạch giúp các bạn học sinh soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà được hiệu quả nhất.

Thông tin thêm :

Tác giả

– Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936.

– Quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

– Năm mười bốn tuổi, ông tham gia tổ chức thiếu sinh quân, rồi được cử đi học ở Khu học xá Việt Nam tại Trung Quốc.

– Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cao và bắt đầu viết văn.

– Năm 1976, ông chuyển về công tác tại Hà Nội, làm Phó Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài…

– Năm 1998, ông được tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.

– Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Một số tác phẩm: Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979), Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983), Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985), Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn, 1994)…

soạn bài mùa lá rụng trong vườn 1

Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986.

– Văn bản trong SGK trích trừ chương 2 của tiểu thuyết.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Còn em… bệnh đấy chị ơi”. Chị Hoài trở về trong ngày ba mươi Tết.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “lần này rỗi rãi nó phải đi…”: Thái độ của ông Bằng khi gặp lại con dâu.
  • Phần 3. Còn lại: Lễ cúng Tất niên của gia đình ông Bằng.

3. Tóm tắt

Chiều 30 Tết, chị Hoài về thăm nhà ông Bằng. Chị là vợ anh Tường liệt sĩ, con trai trưởng của ông. Dù chị đã đi bước nữa nhưng vẫn thường xuyên hỏi thăm gia đình ông. Các em trai, em dâu thấy chị Hoài về thăm đều vui vẻ, mừng rỡ. Chị Hoài về thăm còn mang biết bao nhiêu là thứ quà quê, nào là gạo nếp tăng sản, nào là giò thủ, nào là bột sắn dây, và một gói hạt giống mướp hương. Chị em nói chuyện, hỏi thăm, mừng vui vì đã lâu ngày mới gặp gỡ. Ông Bằng từ trên gác xuống cầu thang thấy chị Hoài, cả hai cha con đều xúc động. Nhìn cảnh ấy, Phượng nghẹn ngào, mắt ngấn lệ. Lý rất ý tứ mời ông Bằng khấn cho lễ cúng gia tiên bắt đầu. Ông Bằng tóc bạc lầm rầm khấn. Chị Hoài đăm đắm ngước lên bàn thờ, rồi chị thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực. Mọi người vào mâm, hân hoan khác thường.

Trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (trang 88 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn:

+ Người thon gọn chiếc áo lông trần hạt lựu

+ Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi

– Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử đến quan hệ với mọi người

+ Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, chị đã có một gia đình riêng nhưng mọi thứ vấn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị

+ Người phụ nữ trưởng thành, để lại dấu ấn với mọi người trong gia đình

+ Nhân vật chị Hoài là mẫu phụ nữ đẹp truyền thống, giữ được nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người qua “cơn địa chấn” xã hội

Câu 2 (trang 88 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Tâm trạng của các nhân vật ông Bằng, chị Hoài:

– Tâm trạng xúc động mạnh mẽ:

+ Ông Bằng khi nhìn thấy Hoài, “môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác như ông sắp khóc òa”

+ Nỗi vui mừng, xúc động dâng trào khi ông được gặp lại người con dâu trưởng mà ông quý mến

+ Chị Hoài: gần như không chủ động được lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản…, chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông”

→ Sự xúc động của hai người thể hiện chân thành trong gia đình, dự cảm những điều tốt đẹp trong truyền thống gia đình

– Trước sự có mặt của chị Hoài, ông Bằng như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh âm thầm giành những điều tốt đẹp cho truyền thống gia đình giờ đây trước bao tác động của cuộc đời, có nguy cơ bị băng hoại

Câu 3 (trang 88 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Khung cảnh ngày Tết:

+ Khói hương, mâm cỗ thịnh soạn trong thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau ba mươi năm chiến tranh

+ Mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần

+ Tất cả chuẩn bị chu đáo trong khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 Tết

– Hình ảnh gieo vào lòng người niềm xúc động rưng rưng, để “nhập vào dòng xúc động tri ân tổ tiên”

– Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trong lễ cũng tất niên, trở thành truyền thống trân trọng, tự hào của dân tộc ta

– Dù cuộc sống hiện đại vẫn cần gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.