Soạn bài tác phẩm Đô – xtôi – ép – xki Ngữ văn 12 tập 1 bao gồm cách lập dàn ý, tóm tắt bài viết một cách chi tiết rõ ràng xúc tích giúp các em hiểu rõ nội dung cũng như tiểu sử và các quan điểm sống, các sáng tác trong văn học của tác giả. Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết.
Tác giả
– Xtê-phan Xvai-gơ (1991 – 1942) là nhà văn Áo.
– 1901: Khởi đầu sự nghiệp sáng tác văn học bằng tập thơ Những sợi dây đàn bằng bạc.
– Ông từng đi du lịch nhiều nơi như châu Á, châu Phi, châu Mĩ, gia nhập nhóm nhà văn tiến bộ, đấu tranh chống chiến tranh.
– Ngoài làm thơ, ông còn viết kịch, sáng tác truyện ngắn và đặc biệt nổi tiếng khi viết về chân dung những nhà văn.
Tác phẩm
1. Đôi nét về Đô-xtôi-ép-xki
Nhà tiểu thuyết thiên tài của Nga.
Nhân vật trong các tác phẩm của ông là những con người bé nhỏ, bị nhục mạ, khốn khổ, đầy tội lỗi và chỉ tìm thấy sự cân bằng trong lòng nhân hậu, khoan dung.
2. Xuất xứ
Văn bản trong SGK thuộc cuốn sách “Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki – Ban-dắc – Đích-ken”.
Phần về Đô-xtôi-ép-xki gồm 10 mục, trong đó đoạn trích nằm ở cuối phần Bi kịch cuộc đời.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1. Từ đầu đến “Năm mười tuổi, nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dằn vặt”: Số phận nghiệt ngã của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
Phần 2. Tiếp theo đến “một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái đầu của người bị hành khổ này”: Nghị lực phi thường của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
Phần 3. Còn lại: Cái chết đầy đau thương của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
Xem thêm : Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi
Tìm hiểu chi tiết
a. Cuộc đời của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki
* Nỗi khổ về vật chất và tinh thần:
– Nỗi khổ về vật chất: điều kiện sống khốn cùng
+ Thân thể sống leo lét.
+ Không có tiền phải cầu xin “xa lạ, thấp hèn”.
+ Không có tiền phải cầm cố “biết bao lần phải quỳ gối”, “cầm chiếc quần đùi cuối cùng”, “tiếng khóc tuyệt vọng xé ruột”….
+ Điều kiện sống quẫn bách đủ đường: vợ rên rỉ trong cơn đau đẻ, chủ nhà dọa gọi cảnh sát, bà đỡ đẻ đòi tiền, bản thân bị bệnh…
– Nỗi khổ về tinh thần:
+ Xa lạ với mọi người.
+ Bị lưu đày khỏi quê hương trong khi lòng ông ngày đêm mong muốn được sống với quê hương: “trái tim chỉ đập vì nước Nga”.
=> Là nhà văn có số phận nghiệt ngã không kém gì các nhân vật do ông tạo ra.
b. Nghị lực lao động của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki
– Là một nhà văn lao động không biết mệt mỏi:
+ Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, ông vẫn cho ra đời hàng loạt những tác phẩn văn học đồ sộ xuất sắc: Tội ác và trừng phạt, Lũ người quỷ ám, Anh em nhà Ka-ra-ma-zốp….
+ “Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông”.
– Là một nhà văn yêu lao động:
+ Các tác phẩm chính là “rượu ngọt làm ông ngây ngất”, là “niềm hoan lạc lớn nhất đời ông”.
=> Ông là nhà văn lao động không biết mệt mỏi, bất chấp hoàn cảnh khó khăn và thân thể bệnh tật.
Xem thêm : Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu
c. Đô-xtôi-ép-xki là một nhà văn vĩ đại, nhận được sự trân trong yêu mến của mọi người
– Tài năng và lòng nhiệt thành của nhà văn cuối cùng được nhìn nhận, ông được trở về với nước Nga.
– Cái chết xúc động dữ dội trong mọi tầng lớp nhân dân:
+ Một cơn run rẩy toàn nước Nga; “một phút đau đớn câm lặng, rồi cùng một lúc, không thỏa thuận trước, từ các thành phố xa xôi nhất, các đoàn đâị biểu kéo đến để viếng ông. Một làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dâng lên từ mọi nơi của thành phố ngàn tháp chuông…”
+ “Phố Thợ Rèn nơi quản linh cữu ông đen nghịt người; run rẩy, im lặng…..”
– Khát vọng của ông về một nước Nga thống nhất thành hiện thực “dười một rừng cờ và cờ hiệu phấp phới trước gió,…..; trước mộ ông còn để ngỏ, tất cả các phái đảng đoàn kết lại trong một lời nguyền đầy yêu thương và cảm phục.”
=> “Trong giờ phút cuối cùng, ông đã cho đất nước ông một sự hòa giải chốc lát”
=> Với tất cả những gì ông làm được, ông xứng đáng là nhà văn vĩ đại của nước Nga và tình cảm của nhân dân đã chứng minh điều đó.
d. Giá trị nội dung
– Cuộc đời đầy cay đắng, tủi nhục, nghiệt ngã và khổ đau của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
– Ca ngợi nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
e. Giá trị nghệ thuật
– Xvai-gơ đã tái hiện cuộc đời đại thi hào Nga Đô-xtôi-ép-xki bằng những chi tiết đắt giá, sinh động.
– Nghệ thuật đối lập: nghiệt ngã/vĩ đại đã làm nổi bật được con người và tính cách của nhà văn.
– Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.
Luyện tập
Câu 1 (trang 65 sgk ngữ văn 12 tập 1)
– Biện pháp so sánh:
+ “Tác phẩm… là rượu ngon”
+ “đếm các ngày như trước đây… như một kẻ hành khất”
+ “lời như sấm sét”
– Biện pháp ẩn dụ:
+ Quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống
+ Thành phố ngàn tháp chuông
→ Hình ảnh ẩn dụ, so sánh thuộc lĩnh vực tôn giáo nhằm mục đích khẳng định Đô-xtoi-ép-xki là vị thánh, con người siêu phàm
Câu 2 (trang 65 sgk 12 ngữ văn tạp 1) Khi gắn nhân vật với bối cảnh chính trị và văn chương:
+ Ông là người đại diện cho tầng lớp người dân thống khổ dưới chế độ Nga hoàng
+ Ông trở về như sự báo trước “sứ mệnh của sự tổng hòa giải của nước Nga”
+ Cái chết của ông làm mọi người “yêu thương và cảm phục”
→ Khẳng định sự vĩ đại của nhà văn không những đối với lịch sử văn học mà còn cả lịch sử, xã hội, đất nước.