trong-luong-rieng-cua-thuy-ngan

Trọng lượng riêng của thủy ngân là bao nhiêu? Thủy ngân là gì, Ký hiệu thủy ngân?

Trong các thí nghiệm hóa học chúng ta không hề xa lạ với thủy ngân, nhưng có thể nhiêu bạn không biết về trọng lượng riêng của thủ ngân là bao nhiêu? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thủy ngân là gì? Ký hiệu của thủy ngân? Chi tiết dưới đây nhé!

thuy-ngan-la-gi

Thủy Ngân Là Gì?

Thuỷ ngân là một nguyên tố hoá học thuộc nhóm kim loại nặng, ký hiệu là Hg cùng số nguyên tử là 80. Đối với dạng thuỷ ngân trong tự nhiên thì chúng có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: nguyên tố kim loại, dạng hữu cơ và dạng vô cơ.

Thủy ngân nguyên tố (Hg) là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại khác như thiếc, đồng, vàng, và bạc tạo thành hợp kim (gọi là amalgam).

Xem thêm: Thiếc là gì? Khối lượng riêng của thiếc là bao nhiêu?

Tính chất vật lý của Thủy Ngân

– Thủy ngân là một chất dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện khá tốt.

– Điểm đóng băng và điểm sôi lần lượt là – 38,83 °C và 356,73 °C. Khi đóng băng, khối lượng thủy ngân giảm 3,59% và mật độ của nó tăng từ 13,69 g/cm3 (trạng thái lỏng) lên 14.184 g/cm3 (trạng thái rắn).

– Tại nhiệt độ 0 °C, hệ số giãn nở thể tích của thủy ngân là 181,59 × 106, tại 20 °C là 181,71 × 106 và tại 100 °C là 182,50 × 106.

– Thủy ngân ở trạng thái rắn rất dễ uốn và có thể dùng dao để cắt.

Tính chất hóa học của thủy ngân

– Thủy ngân không phản ứng với hầu hết các axit, ví dụ như axit sunfuric loãng.

– Các axit oxy hóa như axit sunfuric/ axit nitric đậm đặc hoặc nước cường toan có thể hòa tan thủy ngân để tạo ra các muối thủy ngân sunfat, nitrat và chloride.

– Phản ứng với hydro sulfide H2S trong khí quyển.

– Tác dụng với các mảnh lưu huỳnh rắn (ứng dụng trong các bộ dụng cụ xử lý tràn thủy ngân để hấp thụ thủy ngân).

– Có khả năng hòa tan nhiều kim loại như vàng, bạc, natri, nhôm… để tạo thành hỗn hống.

– Không tạo thành hỗn hống khi tác dụng với sắt, bạch kim.

trong-luong-rieng-cua-thuy-ngan

Xem thêm: Natri là gì?

Trọng lượng riêng của thủy ngân là bao nhiêu? Ký hiệu của Thủy Ngân?

Thủy ngân là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại có ký hiệu là : Hg

Số nguyên tử của Thủy Ngân là: 80

Khối lượng riêng của thủy ngân là: DHg = Thủy ngân : 13600 kg/ m3

⇒ Vậy trọng lượng riêng của thủy ngân là : dHg = 10 x DHg = 136000 N/m3

Những chú ý về thủy ngân mà bạn nên biết

Thủy ngân là chất độc hại gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Theo tổ chức y tế thế giới chất này là một trong mười nhóm hóa chất độc nhất. Ở dạng kim loại, các hợp chất và muối của Hg rất độc. Khi cơ thể tiếp xúc, hít thở hay nuốt phải các chất trên sẽ gây tổn thương não và gan.

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học dễ dàng hấp thụ qua da, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa con người. Hợp chất hữu cơ của Hg độc hơn hợp chất vô cơ. Hợp chất độc nhất của Hg là metyl thủy ngân, chỉ cần giọt nhỏ rơi vào da có thể gây tử vong.

Tiếp xúc với nồng độ thấp kéo dài các triệu chứng chủ yếu trên hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiết niệu…

– Các triệu chứng về tiêu hóa như viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm lợi, kèm vị đắng khó chịu, viêm miệng, loét niêm mạc, có thể thấy đường viền thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi.

– Các triệu chứng về thần kinh: Như run cố ý; bệnh Parkinson với biểu hiện run khi nghỉ và giảm chức năng vận động.

– Tiếp xúc mãn tính với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp, thu hẹp thị trường.

– Thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen và gây quái thai.

Ngoài ra, có thể có cảm giác đau lan tỏa hay bong da bàn tay và bàn chân. Điển hình là bệnh Minamata do ăn cá và sò nhiễm độc methyl thủy ngân tại vịnh Minamata tỉnh Kumamoto Nhật Bản làm nhiễm độc 17.000 người, chết 1.484 người và 10.626 được bồi thường (tính đến 1997).

Từ năm 1976, nước ta đã công nhận bệnh nhiễm độc thủy ngân là bệnh nghề nghiệp được đền bù.

Như vậy qua bài viết hôm nay anh chị đã nẵm rõ trọng lượng riêng của thủy ngân là bao nhiêu, thủy ngân ký hiệu là gì? Qua bài viết thủy ngân là gì rồi nhé!

Công thức tính trọng lượng riêng? Trọng lượng riêng là gì?