công thức

Viết cân bằng phương trình phản ứng CrO3 + NH3

2NH3 + 2CrO3 ⟶ 3H2O + N2 + Cr2O3 Cân bằng phương trình hóa học khi amoniac tác dụng với Crom trioxit. Ở bài học này chúng tôi sẽ giải đáp cũng như trả lời cho các bạn những câu hỏi liên quan đến NH3 tác dụng với CrO3 và các phương trình điều chế liên quan đến CrO3, Mời các bạn và các em học sinh cùng theo dõi.

Crom là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy cao.  Trong không khí, crom được oxy thụ động hóa, tạo thành một lớp mỏng ôxít bảo vệ trên bề mặt, ngăn chặn quá trình ôxi hóa tiếp theo đối với kim loại ở phía dưới.Crom có mạng tinh thể lập phương tâm khối.

công thức

 

Hợp chất crôm cr2o3
Cr2o3 là hợp chất bền nhất của crom, là một oxit lưỡng tính nhưng tính axit yếu.

Hợp chất crôm Cr2O3 lưỡng tính là dạng ôxít bền vững duy nhất của crôm trong khoảng nhiệt độ đến 1200°C (sau đó nó sẽ bắt đầu hoá hơi một phần).

Chất này lấy từ nguồn ôxít crôm tự nhiên hoặc kali đicrômat.

Phương trình cân bằng hóa học:

NH3 + 2CrO3 H2O + N2 + Cr2O3
amoniac Crom trioxit nước nitơ Crom(III) oxit
(khí) (rắn) (lỏng) (khí) (chất bột, không tan trong nước)
(không màu, mùi khai) (đỏ thẫm) (không màu) (không màu) (xanh thẫm)

Điều kiện để phương trình phản ứng : NH3 bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

Cách thực hiện: Cho NH3 tiếp xúc trực tiếp với CrO3, CrO3 bị khử thành Cr2O3.
Hiện tượng: Có khí nitơ thoát ra.

Cr2O3.1

TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT CRÔM CR2O3

– Là một ôxít của crôm. Nó có phân tử gam 152 g/mol, nhiệt độ nóng chảy 2265°C.

– Ngoại quan: dạng bột màu xanh

– Ôxít crôm lưỡng tính là dạng ôxít bền vững duy nhất của crôm trong khoảng nhiệt độ đến 1200°C (sau đó nó sẽ bắt đầu hoá hơi một phần). Chất này lấy từ nguồn ôxít crôm tự nhiên hoặc kali đicrômat.

– Mật độ: 5,22 g/cm³

– Khối lượng phân tử: 151,99 g/mol

– Điểm sôi: 4.000°

Tính chất hóa học:
– Cr2O3 là oxit bền nhất của Crom, là một oxit lưỡng tính tương tự như Al2O3 nhưng tính axit yếu hơn.

– Cr2O3 chỉ tan trong axit và kiềm đặc ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ thường, Cr2O3 không tan được trong dung dịch NaOH loãng. Tính lưỡng tính của Cr2O3 chỉ thể hiện khi nấu cháy với kiềm hay kali hidrosunfat:

Cr2O3 + 2KOH⇌ 2KCrO2 + H2O
Cr2O3 + 6KHSO4 ⇌Cr2(SO4)3 + 3 K2SO4
– Là một Oxit lưỡng tính mạnh

Ôxít crôm (III) là 1 oxit bazơ khi tác dụng với axit đặc, to: Cr2O3 + 6HCl = 2CrCl3 + 3H2O
Ôxít crôm (III) là 1 Oxit axit khi tác dụng với kiềm đặc, to: Cr2O3 + NaOH = NaCrO2 + H2O
Lưu ý: Cr2O3 chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng. Dung dịch NaOH loãng không tác dụng với Cr2O3

Xem thêm các phương trình phản ứng của NH3:

H2O + NH3 → NH4OH

Ag2O + H2O + 4NH3 → 2[Ag(NH3)2]OH

2Na + 2NH3 → H2 + 2NaNH2