Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học khi cho Zn tác dụng với HNO3 để điều chế ra Kẽm nitrat và NO trong không khí, Mời các bạn cùng theo dõi.
Viết phương trình phản ứng hóa học đã cân bằng :
3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Phương trình diễn ra kèm theo điều kiện gì?
Không có
Thực hiện thí nghiệm :
Cho mẫu kẽm bỏ vào ống nghiệm, sau đó cho vài giọt dung dịch HNO3 vào ống nghiệm đã để sẵn kẽm ta thấy xuất hiện Mẩu kẽm tan dần, xuất hiện khí không màu NO hóa nâu trong không khí.
Chú ý :
Các phương trình điều chế Zn :
– H2 + ZnO ⟶ H2O + Zn
– Zn(OH)2 ⟶ Zn + 2OH-
– 2ZnO + ZnS ⟶ SO2 + 3Zn
– C + ZnO ⟶ CO + Zn
Tính chất của kẽm
Nhận biết
Kim loại kẽm tan trong dung dịch NaOH, sinh ra khí không màu.
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
Tính chất hóa học
Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.
2Zn + O2 → 2ZnO
Zn + Cl2 → ZnCl2
b. Tác dụng với axit
Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:
Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
c. Tác dụng với H2O
Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.
d. Tác dụng với bazơ
Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2….
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
Câu hỏi trắc nghiệm :
câu 1 :
Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. ZnO
B. Zn(OH)2
C. ZnSO4
D. Zn(HCO3)2
đáp án c
Câu 2. Hợp kim của Cu-Ni (25% Ni) được gọi là:
A. Đồng thau
B. Đồng thanh
C. Đồng bạch
D. Đuy ra
Đáp án c
Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm FeO và ZnO vào dung dịch H2SO4 đặc thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH loãng (dư) vào Y thu được kết tủa là
A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.
B. Fe(OH)3.
C. Fe(OH)2 và Zn(OH)2.
D. Fe(OH)2.
Đáp án B
FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
Fe2(SO4)3 + NaOH→ Fe(OH)3 + Na2SO4
ZnSO4 + NaOH → Zn(OH)2 ↓+ Na2SO4
2NaOH + Zn(OH)2↓ → Na2ZnO2 (dd)+ 2H2O