AgNO3

HNO3 ra AgNO3 Cân bằng phương trình phản ứng hóa học

Cân bằng phương trình phản ứng hóa học khi cho bạc tác dụng với axit nitric, sản phẩm thu được sau phản ứng là muối bạc nitrat và khí không màu NO hóa nâu trong không khí. Viết phương trình phản ứng hóa học Ag + HNO3 →H2O  +  AgNO3 + NO Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn làm bài tập được chính xác hơn, Mời các bạn cùng theo dõi.

Viết phương trình phản ứng hóa học đã cân bằng :

3Ag + 4HNO3 → 2H2O + 3AgNO3 + NO 

Điều kiện để phản ứng Khi HNO3 ra AgNO3 : nhiệt độ

Thực hiện thí nghiệm :

Cho 1 mẩu nhỏ Ag bỏ vào đáy ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 vào ống nghiệm đã đựng sẵn Ag, sau đó đun nhẹ trên đèn cồn ta thấy Chất rắn màu bạc (Ag) tan dần trong dung dịch và sủi bọt khí do khí hóa nâu ngoài không khí Nito oxit (NO) sinh ra.

Nội dung tìm hiểu thêm :

AgNO3

AgNO3 là gì?

AgNO3 là công thức hóa học của bạc nitrat. Đây là một hợp chất phổ biến của bạc với axit nitric, có nhiều tên gọi khác nhau như bạc đơn sắc, muối axit nitric (I), …

Hóa chất này được biết đến như một tinh thể không màu, dễ hòa tan trong nước. Dung dịch AgNO3 chứa một lượng lớn các ion bạc, chính vì vậy mà nó có đặc tính oxy hóa mạnh và có tính ăn mòn nhất định.

Đây là hóa chất được sử dụng phổ biến hiện nay để mạ bạc, phản chiếu, in ấn, trong y học, nhuộm tóc…

Những tính chất hóa học của AgNO3 là gì?

Sau đây là những tính chất hóa học nổi bật của bạc nitrat:

Tham gia phản ứng oxi hóa khử:
N2H4 + 4AgNO3 → 4Ag + N2 + 4HNO3

H3PO3 + 2AgNO3 + H2O → 2Ag + H3PO4 + 2HNO3

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Tham gia phản ứng phân hủy:
PTPƯ: AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

Có phản ứng với NH3:
2AgNO3 + 2NH3 · H2O → Ag2O + H2O + 2NH4NO3 (lượng nhỏ amoniac)

AgNO3 + 3NH3 · H2O → Ag(NH3)2OH + NH4NO3 + 2H2O (amoniac dư)

Tham gia phản ứng với axit:
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

HBr + AgNO3 → AgBr + HNO3

Phản ứng với NaOH:
2NaOH + 2AgNO3 → 2NaNO3 + Ag2O + H2O

Phản ứng với khí clo:
Cl2 + H2O → HCl + HClO HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

 Điều chế AgNO3 Bạc Nitrat ra sao?

Sau đây là một số cách giúp điều chế AgNO3:

3 Ag + 4 HNO3(lạnh và loãng) → 3 AgNO3 + 2 H2O + NO
3 Ag + 6 HNO3(đậm đặc, nóng) → 3 AgNO3 + 3 H2O + 3 NO2
(Lưu ý: Quá trình này cần điều kiện có tủ hút khí độc do chất độc nitơ ôxit sinh ra trong phản ứng vô cùng nguy hiểm).

Bài tập vận dụng :

Câu 1. Kim loại nào dưới đây có khả năng dẫn điện mạnh nhất

A. Au

B. Al

C. Fe

D. Ag

Đáp án D

Câu 2. Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây ?

A. Nhường electron và tạo thành ion âm.

B. Nhường electron và tạo thành ion dương.

C. Nhận electron để trở thành ion âm.

D. Nhận electron để trở thành ion dương.

Đáp án B:

Nhường electron và tạo thành ion dương.
Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hóa học đóng vai trò chất khử → Nhường electron và tạo thành ion dương.

Câu 3.  Một thanh kim loại M hóa trị 2 được nhúng vào trong 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại ,thấy khối lượng thanh tăng 1,6 gam, nồng độ CuSO4 còn 0,3M. Hãy xác định kim loại M?

A. Fe

B. Mg

C. Zn

D. Pb

Đáp án A
M + Cu2+ → M2+ + Cu

Số mol Cu2+ phản ứng là: 1(0,5 – 0,3) = 0,2 mol

Độ tăng khối lượng của thanh kim loaị M:

M = mCu – mM tan = 0,2. (64 – M) = 1,6

Suy ra: M = 56 là Fe

Câu 4. Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

A. AgNO3.

B. Zn(NO3)2.

C. Cu(NO3)2.

D. Fe(NO3)2.

Đáp án A
Ta ngâm vào lượng dư dung dịch AgNO3 vì Cu phản ứng với AgNO3 tạo thành dung dịch muối và đẩy kim loại Ag ra khỏi muối.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Câu 5. Nung nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch KOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 150.

B. 100.

C. 300

D. 200.

Đáp án C
Phản ứng : 2Al + Fe2O3\overset{t^{o} }{\rightarrow}Al2O3 + 2Fe

Vì chất rắn sau phản ứng khí cho vào dung dịch KOH tạo khí H2 => Al dư

=> Fe2O3 phản ứng hết. nFe2O3 = 16/160 = 0,1 mol

Chất rắn sau phản ứng gồm: Al ; 0,1 mol Al2O3; 0,2 mol Fe

nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol

Phương trình phản ứng:

Al + KOH + H2O → KAlO2 + 3/2H2

Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

=> nKOH = 2/3nH2 + 2nAl2O3 = 2/3.0,15 + 2.0,1 = 0,3 mol

=> Vdd KOH = nKOH/CM = 0,3/1 = 0,3 lit = 300 ml