Nguyên tố Be là một trong những kim loại nhẹ nhất, cứng và giòn, thuộc nhóm kim loại kiềm thổ. Nó có độ bền cao và nhiệt độ nóng chảy cao. Vậy bạn đã hiểu được rõ về nguyên tố này chưa, ở bài này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu hóa trị của Be, tính chất và hợp chất của nó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì nhé.
Một chút thông tin về nguyên tố Be :
– Bạn có biết, tên gọi của Beri bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “beryllos” – nghĩa là berin. Trước đây, có thời gian người ta đã gọi nó là glucinium (tiếng Hy Lạp glykys: nghĩa là ngọt) do vị ngọt của các muối Beri.
– Beri là một trong những kim loại nhẹ nhất, cứng và giòn, thuộc nhóm kim loại kiềm thổ. Nó có độ bền cao và nhiệt độ nóng chảy cao.
– Beri được ứng dụng nhiều trong ngành hàng không và vũ trụ trong các thiết bị bay, tên lửa, tàu vũ trụ và các vệ tinh liên lạc.
– Tuy nhiên, Beri và muối của nó có độc tính và có khả năng gây ung thư.
- Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.
- Hóa trị của liti ( Li ), tính chất hóa học và khối lượng nguyên tử
- Hidro (H) hóa trị mấy? Nguyên tử khối và tính chất hóa học
– Ký hiệu hóa học: Be
– Nguyên tử khối: 9,01 g/mol (thường lấy là 9 g/mol).
– Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z = 4
– Hóa trị của Be : II
– Độ âm điện: 1,57.
– Số oxi hóa: +2.
Vị trí và cấu tạo của nguyên tử:
– Cấu hình: 1s22s2.
=> Vị trí: ô số 4; chu kỳ 2; nhóm IIA.
– Bán kính nguyên tử (nm): 0,089 .
– Trong các hợp chất, Be có số oxi hóa +2 nhưng Be chủ yếu tạo các hợp chất có liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác.
– Be khác với các kim loại kiềm thổ nhiều nhưng lại giống nhiều với Al.
– Kiểu mạng tinh thể: lục phương.
Tính chất của Be :
Tính chất vật lí:
– Là kim loại màu xám nhạt, nhẹ, khá cứng (có thể vạch được trên thủy tinh), giòn ở nhiệt độ thường (đun nóng sẽ dẻo hơn).
– Trong không khí, Be vẫn giữ được ánh kim.
– Khối lượng riêng nhỏ (1,85 g/cm3).
– Nhiệt độ nóng chảy: 1280oC; nhiệt độ sôi: 2507oC.
Tính chất hóa học :
– Be là chất khử mạnh nhưng yếu hơn Li và Mg. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới dạng ion M2+.
M → M2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
Ví dụ: 2 Be + O2 → 2 BeO + Q
– Trong không khí, Be bị oxh chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng Be bị cháy trong oxi.
b. Tác dụng với axit
– Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:
Be + H2SO4 → BeSO4 + H2
– Với dung dịch HNO3:
3Be + 8HNO3(loãng,nóng) → 3Be(NO3)2 + 2NO + 4H2O
c. Tác dụng với nước
– Ở nhiệt độ thường, Be không phản ứng.
d. Tác dụng với dung dịch kiềm
– Be tác dụng với dung dịch bazơ mạnh
Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2
Be + 2NaOH n/c → Na2BeO2 + H2
* Tóm lại: Be có tính lưỡng tính.
Phản ứng hóa học của Beri và hợp chất :
Dưới đây là một số phản ứng hóa học của Be:
Be + 3H2O → BeO + Be(OH)2 + 2H2 (đk: đun sôi)
Be + F2 → BeF2 (đk: t° thường)
Be + Cl2 → BeCl2 (đk: 250 °C)
Be + Br2 → BeBr2 (đk: 480 °C)
Be + I2 → BeI2 (đk: 480 °C)
2Be + O2 → 2BeO (đk: 900 °C)
Be + S → BeS (đk: 1150 °C)
3Be + N2 → Be3N2 (đk: 700 – 900 °C)
Be + 2HCl → BeCl2 + H2
3Be + HNO3 (loãng, nóng) → 3Be(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Be+ 2NaOH (đặc) + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2
Be + NaOH → Na2BeO2 + H2 (đk: 400 – 500 °C)
Be + MgO → BeO + Mg (đk: 1075 °C)
BeO + 2HCl (đặc) → BeCl2 + H2O
BeO + H2SO4 (đặc) → BeSO4 + H2O
BeO + 2NaOH (đặc, nóng) + H2O → Na2[Be(OH)4]
BeO + 2NaOH → Na2BeO2 + H2O (đk: 250 – 300 °C)
Ba(OH)2 → BeO + H2O
Be(OH)2 + 2HCl (loãng) → BaCl2 + 2H2O
Be(OH)2 + 2NaOH (đặc) → Na2[Be(OH)4]
Be(OH)2 + 2NaOH → Na2BeO2 + 2H2O (đk: 200 – 300 °C)
BeCO3 → BeO + CO2 (đk: >180 °C)
- C CO2 Phương trình hóa học Cacbon tác dụng với Cacbon Dioxit.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- Oxy là gì? tính chất vật lý và tính chất hóa học của oxy
BeCO3 + 2HCl (loãng) → BeCl2 + CO2 + H2O
BeCO3 + 4NaOH (đặc, nóng) → Na2[Be(OH)4] + Na2CO3
2Be(NO3)2 → 2BeO + 4NO2 + O2 (đk: >1000 °C)
Be(NO3)2 + 2NaOH (loãng) → Be(OH)2 + 2NaNO3
Be(NO3)2 + 2NaOH đặc → Na2[Be(OH)4] + 2NaNO3
Be(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Be(OH)2 + 2NH4NO3
BeSO4 + Ba(NO3)2 → Be(NO3)2 + BaSO4
BeSO4 + 2NaOH (loãng) → Be(OH)2 + 2Na2SO4
BeSO4 + 4NaOH (đặc) → Na2[Be(OH)4] + Na2SO4
BeSO4 + 2NH3 + 2H2O → Be(OH)2 + (NH4)2SO4
BeSO4 → BeO + SO3 (đk: 547 – 600 °C)
BeCl2 + 2NaOH (loãng) → Be(OH)2 + 2NaCl
BeCl2 + 4NaOH (đặc) → Na2[Be(OH)4] + 2NaCl
BeCl2 + 2NH3 + 2H2O → Be(OH)2 + 2NH4Cl
BeCl2 → Be (catot) + Cl2 (anot) (điện phân)
Trạng thái tự nhiên:
– Không có nhiều đồng vị trong thiên nhiên.
– Khoáng vật chủ yếu của Be là berin (Be3Al2Si6O18) dạng tinh thể.
– Ngoài ra, một số berin tinh khiết khác: đá quý izumrut;… Thường có ở Ấn Độ; Brazin; Canađa;…
Điều chế:
– Nguyên tắc: khử ion của kim loại.
– Phương pháp: điện phân nóng chảy muối halogenua.
– Nguyên liệu: hỗn hợp BeCl2; NaCl nóng chảy cực âm là Hg; khí quyển Ar..
Ứng dụng:
– Hợp kim của Be có đặc tính chung là nhẹ, cứng và rất bền => được sử dụng trong công nghiệp máy bay, đồng hồ, kỹ thuật điện…
– Be được dùng làm vật liệu cho lò phản ứng hạt nhân; cửa sổ của ống Rownghen; làm nguồn sinh ra notron.