Ba( OH )2 + HNO3 phương trình ion rút gọn được viết như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, Vậy dựa vào những yếu tố nào có thể viết được phương trình ion rút gọn. Cùng đọc bài viết và câu hỏi liên quan để có câu trả lời chính xác nào?
Viết phương trình ion rút gọn của Ba( OH )2 + HNO3
Cho phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + 2HNO3→ Ba(NO3)2 + 2H2O. Phương trình ion rút gọn của phản ứng trên là
A. OH- + H+ → H2O
B. 2OH- + 2H+ → H2O
C. OH- + 2H+ → H2O
D. 2OH- + H+ → H2O
Trả lời
Chọn đáp án A
Phương trình ion rút gọn của phản ứng trên là OH- + H+ → H2O
Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion thu gọn:
– Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion. Các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử. Phương trình thu được gọi là phương trình ion đầy đủ.
– Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng, ta được phương trình ion rút gọn
Ví dụ:
– Phương trình phân tử: Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O
– Phương trình ion đầy đủ: Ba2+ + 2OH- + 2H+ + 2NO3- → Ba2+ + 2NO3- + 2H2O
– Phương trình ion rút gọn: OH- + H+ → H2O
Tìm hiểu thêm :
- Phương trình ion rút gọn NH4Cl + AgNO3 Chi Tiết Nhất
- Phương trình ion rút gọn AgNO3 + Na3PO4 Đầy đủ nhất
Câu hỏi liên quan
Câu 1 : Cho 200ml dung dịch A gồm HCl 1M và HNO3 2M tác dụng với 300ml dung dịch B gồm
NaOH 0,8M và KOH xM thu được dung dịch C. Để trung hòa hết dung dịch C cần 300ml dung
dịch HCl 1M.Tìm x và tìm khối lượng chất rắn khi cô cạn dung dịch C
Trả lời
Phương trình phản ứng trung hoà :
H+ + OH—–>H2O
Trong 200 (ml) ddA :
nH = 0,2 . 1 + 0,2 . 2 = 0,6 (mol)
Trong 300 (ml) ddB :
nOH = 0,3 . 0,8 + 0,3 . a = 0,24 + 0,3.a (a : nồng độ mol của KOH).
Trong dung dịch C còn dư OH-
Trong 100 (ml) dd C : nOH= nH= 1. 0,06 = 0,06 (mol)
Trong 500 (ml) dd C : nOH= 0,06 . 5 = 0,3 (mol).
nOH= (0,24 + 0,3.a) – 0,6 = 0,3.a – 0,36 (mol)
Ta có : 0,3.a – 0,36 = 0,3 => a = 0,66/0,3 = 2,2 (M).
b. Khối lượng chất rắn khi cô cạn toàn bộ dd C.
Đối với bài này nếu giải với phương pháp bình thường sẽ gặp khó khăn, vì có thể tính
được khối lượng các muối nhưng không tính được khối lượng bazơ vì ta không biết
bazơ nào dư. Vậy bài này ta sẽ sử dụng phương trình ion, thay vì tính khối lượng các
muối và bazơ ta đi tính khối lượng các ion tạo ra các chất đó.
Ta có : m Chất rắn = mNa+ mK+ mCl+ mNO3+ mOHdư
mNa= 0,24. 23 = 5,52 (g)
mK = 0,3 . 2,2 . 39 = 25,74 (g)
mCl = 0,2 . 35,5 = 7,1 (g)
mNO3= 0,4 . 62 = 24,8 (g)
nOHdư = 0,3.a – 0,36 = 0,3 . 2,2 – 0,36 = 0,3 (mol)
mOHdư = 0,3 . 17 = 5,1 (g).
m Chất rắn = mNa+ mK+ mCl+ mNo3+ mOHdư = 68,26 (g).
Câu 2 :
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Cu.
B. K.
C. Al.
D. Mg.
Trả lời
Chọn đáp án A
Các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.
Các kim loại từ Al trở về trước trong dãy điện hóa chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
⇒ chọn A.
Câu 3 :
Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. NH4+, OH-, Fe3+, Cl-. B. Fe3+, NO3-, Mg2+, Cl-.
C. Na+, NO3-, Mg2+, Cl-. D. H+, NH4+, SO42-, Cl-.
có phải câu A không
Trả lời
Chọn A
Do:Fe3++3OH−−>Fe(OH)3⏐↓