Br2 + KCl Đây là phương trình phản ứng hóa học khi cho clo tác dụng với KBr ta thấy xuất hiện Khí màu vàng lục (Cl2) tan dần và dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ của Bromua (Br2). Bài viết củng cố kiến thức cơ bản giúp các em học sinh giải quyết tốt các dạng bài tập có liên quan, nhất là trong các đề thi học kỳ và THPT quốc gia. Mời các bạn cùng theo dõi.
Cân bằng phương trình phản ứng hóa học
Cl2 + 2KBr ⟶ Br2 + 2KCl
Bao gồm
Cl2 là khí clo có màu vàng đục
KBr là Kali bromide chất rắn màu trắng
Br2 là brom chất lỏng màu nâu đỏ
KCl là Kali chloride chất rắn màu trắng
Điều kiện: Không có
Cách thực hiện: cho clo tác dụng với KBr ta thấy xuất hiện Khí màu vàng lục (Cl2) tan dần và dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ của Bromua (Br2).
Các phương trình điều chế Br2 :
– 2H2O + BrF ⟶ 2Br2 + O2 + 4HF
– 3BrF ⟶ Br2 + BrF3
– 2HBr ⟶ Br2 + H2
– PBr5 ⟶ Br2 + PBr3
Brom là gì?
Brom hay còn gọi là brôm, có ký hiệu hóa học là Br, thuộc nhóm Halogen. Đây là một chất lỏng bốc khói màu nâu đỏ ở nhiệt độ phòng và có thể dễ dàng bốc hơi để hình thành chất khí có màu tương tự.
Tính chất vật lý và hóa học của Brom
Tính chất vật lý
Là chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi, có mùi khó chịu và độc
Nhiệt độ nóng chảy: 265,8 K
Nhiệt độ sôi: 332,0 K
Brom ít tan trong nước nhưng lại tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, etanol, xăng,…
Tính chất hóa học
Brom là một chất oxi hóa mạnh nhưng kém so với clo
Tác dụng với kim loại
Brom phản ứng trực tiếp với kim loại, tùy vào từng trường hợp có điều kiện xảy ra ở nhiệt độ thường, trường hợp khác cần phải đun nóng. Các phản ứng này đều tỏa ra lượng nhiệt lớn.
3Br + 2Al → 2AlBr3
Tác dụng với hidro
Brom oxi hóa được hidro tạo ra bromua khi được đun nóng ở nhiệt độ cao
Br2 + H2 → 2HBr
Tác dụng với nước
Khi tan trong nược, một phần brom phản ứng rất chậm với nước tạo ra axit HBr và axit HBrO theo phản ứng thuận nghịch
Br2 + H2O ⇔ HBr + HbrO
Halogen mạnh có thể đẩy halogen yếu ra khỏi muối
Brom đẩy được iot ra khỏi dung dịch NaI nhưng lại bị đẩy khỏi dung dịch NaBr bởi clo
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Tác dụng với chất khử mạnh
Brom thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh
Br2 + SO2 + H2O → H2SO4 + 2HBr
Tác dụng với chất oxi hóa mạnh
Brom còn có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
Nội dung tìm hiểu :