Cách dạy học sinh lớp 3 phép chia có dư là một trong những chủ đề được giáo viên cũng như phụ huynh học sinh lựa chọn và dậy cho học sinh, con em của mình ở chương trình toán học lớp 3. Vậy làm sao để có cách dậy hay, học sinh dễ hiểu và tiếp thu kiến thức nhanh chóng từ thầy cô và phụ huynh mà không bị nhàm chán lại ghi nhớ được kiến thức lâu từ đó vận dụng vào làm bài tập nhanh chóng. Đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ giúp các bạn có cách dạy hay về phép tính có dư. Mời các bạn cùng theo dõi.
Cách dạy học sinh lớp 3 về phép chia có dư
Cách dạy toán ở tiểu học nhằm giúp các em học sinh biết cách vận dụng những kiến thức toán vào tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú, những vấn đề gặp trong đời sống hàng ngày.
Cách dạy toán ở tiểu học nhằm giúp các em học sinh từ phát hiện giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích tổng hợp rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định.
Vậy phép chia có dưa ở chương trình tiểu học được bố trí như thế nào? Có mấy dạng toán chia có dư ở tiểu học ? Cách giải quyết các bài toán đó ra sao? Đây cùng là nội dung được chúng tôi trình bày ở dưới bài viết qua đề tài ” Cách dạy học sinh lớp 3 phép chia có dư ” làm đề tài nghiên cứu cuối khóa.
Tìm hiểu thêm :
Dạng 1: Cách tìm số chia trong phép chia có dư
Thông thường, đối với phép chia có dư ta tìm số chia bằng cách lấy số bị chia trừ số dư và tất cả chia cho thương. Với phương pháp làm vô cùng đơn giản theo 3 bước sau:
Bước 1: Chúng ta tìm số bị chia và số dư theo đề bài đã cho.
Bước 2: Tìm số chia theo công thức: Số chia = (số bị chia – số dư) : thương.
Bước 3: Thực hiện phép tính và kiểm tra kết quả.
Dạng 2: Cách tìm số bị chia trong phép chia có dư
Để tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy số chia nhân với thương và tất cả cộng với số dư. Nói một cách dễ hiểu thì các bé hãy làm theo trình tự sau đây nhé:
Bước 1: Tìm số dư và số chia theo như đề bài đã cho.
Bước 2: Sau đó tìm số bị chia theo công thức sau: Số bị chia = (số chia x thương) + số dư.
Bước 3: Tính ra đáp án, bắt đầu kiểm tra kết quả và tiến hành kết luận.
Do vậy, việc học toán sẽ đối với con vô cùng dễ dàng và trẻ sẽ chủ động học hơn nếu ba mẹ biết áp dụng các phương pháp giải toán phù hợp. Đặc biệt, nếu bé gặp khó khăn trong quá trình giải, thay vì ba mẹ đưa đáp án cho con mà hãy để trẻ có cơ hội tự tìm lời giải. Và đó chính là cách dạy toán chia lớp 3 tốt nhất mà bạn nên áp dụng ngay nhé.
Bài tập vận dụng
Ví dụ 1: Có 31m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3m vải. Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo như vậy và còn thừa mấy mét vải?
Bài giải: Thực hiện phép chia ta có: 31 : 3 = 10 (dư 1). Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo như vậy và còn thừa 1m vải.
Đáp số: 10 bộ, thừa 1m vải.
Nhận xét: Trong bài giải có 2 điểm khác với việc trình bày bài giải bài toán đơn là:
Kết quả của phép tính không ghi tên đơn vị, câu trả lời đặt sau phép tính.
Ví dụ 2: Một lớp học có 33 học sinh. Phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2 chỗ ngồi. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu loại bàn học như thế?
Bài giải: Thực hiện phép chia ta có: 33 : 2 = 16 (dư 1). Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh chưa có chỗ ngồi nên cần có thêm 1 bàn nữa.
Vậy cần số bàn ít nhất là: 16 + 1 = 17 (cái bàn)
Đáp số: 17 cái bàn
Trong bài giải này ngoài phép tính chia có dư còn có phép cộng kết quả phép chia đó với 1 (cần lưu ý học sinh: số 1 này không phải là số dư).
Ví dụ 3: Đoàn khách du lịch có 50 người, muốn thuê xe loại 4 chỗ ngồi. Hỏi cần thuê ít nhất bao nhiêu xe để chở hết số khách đó?
Bài giải:
Thực hiện phép chia ta có: 50 : 4 = 12 (dư 2). Có 12 xe mỗi xe chở 4 người khách, còn 2 người khách chưa có chỗ nên cần có thêm 1 xe nữa.
Vậy số xe cần ít nhất là:
12 + 1 = 13 (xe)
Đáp số: 13 xe ô tô