diện tích tứ giác

Cách tính diện tích hình tứ giác ngắn gọn, dễ hiểu, chi tiết nhất

Cách tính diện tích hình tứ giác, Ở những bài trước các bạn đã cùng nhau đi tìm hiểu cách tính diện tích đường gấp khúc. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính diện tích hình tứ giác ngắn gọn, dễ hiểu, chi tiết nhất. Hi vọng qua bài viết này, phụ huynh sẽ hướng dẫn các em làm bài tập chính xác nhất khi được cô giáo giao bài tập về nhà liên quan đến diện tích hình tứ giác. Mời phụ huynh và các em học sinh cùng theo dõi.

Định nghĩa về hình tứ giác

Tứ là 4, giác là cạnh. Tứ giác ABCD là một đa giác có 4 cạnh AB – BC – CD – DA, trong đó 2 cạnh bất kỳ không nằm trên cùng một đường thẳng. Tổng các góc trong tứ giác bằng 360 độ. Với mỗi loại tứ giác khác nhau sẽ có cách tính diện tích khác nhau.

diện tích tứ giác

Cách tính diện tích tứ giác

Theo định nghĩa này chúng ta sẽ có nhiều loại tứ giác khác nhau như tứ giác lồi và tứ giác lõm, tứ giác đều, tứ giác không đều…. Tứ giác lồi gồm các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình thang, hình bình hành, tứ giác bất kỳ …. Cách tính diện tích tứ giác cụ thể cho các trường hợp như sau:

+ Hình vuông: Là tứ giác lồi có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông.

S = a x a = a2

diện tích hình vuông

S: Diện tích hình vuông

a: Độ dài cạnh

+ Hình chữ nhật: Là tứ giác lồi có 2 cặp cạnh đối diện bằng nhau và 4 góc vuông.

S = a x b

Xem thêm :

diện tích hình chữ nhật

S: Diện tích hình chữ nhật

a: Chiều dài

b: Chiều rộng

+ Hình bình hành: Là tứ giác lồi có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

S = a x h

diện tích hình bình hành

S: Diện tích hình bình hành

a: Cạnh đáy hình thoi

h: Đường cao hình thoi

+ Hình thoi: Là hình bình hành có 4 cạnh bằng nhau.

S = 1⁄2 (d1 x d2)

diện tích hình thoi

S: Diện tích hình thoi

d1, d2: Độ dài 2 đường chéo

Ngoài ra bạn có thể tính diện tích hình thoi theo cách tính diện tích hình bình hành.

+ Hình thang: Là tứ giác lồi có 1 cặp cạnh song song.

S = 1⁄2 (a+b) x h

Xem thêm :

diện tích hình thang

S: Diện tích hình thang

a,b: Độ dài 2 cạnh song song

h: Chiều cao

+ Tứ giác bất kỳ (tứ giác không đều):

Để tính diện tích tứ giác bất kỳ không thuộc 1 trong cách hình trên, bạn cần tìm độ dài của 4 canh (giả sử a, b, c, d, trong đó a và c, b và d là các cạnh đối diện nhau). Sau đó đi tính 2 góc đối diện. Giả sử trong trường hợp này ta biết góc giữa 2 cạnh a,b (góc A) và góc giữa 2 cạnh c, d (Góc B) thì công thức tính diện tích tứ giác sẽ là:

S = 1⁄2 (a x d) x SinA + 1⁄2 (b x c) x SinC

diện tích tứ giác thường

Như vậy ở bài viết này chúng tôi đã giới thiệu bằng hình ảnh cũng như công thức cụ thể về Cách tính diện tích hình tứ giác tùy vào trường hợp ở đầu bài tập để giúp phụ huynh cũng như các em học sinh có thể nắm bắt và giải một cách chính xác tối đa, ngắn gọn, dễ hiểu nhất.