hợp kim của Cu

Đặc điểm, Tính chất hóa học của Đồng ( Cu )? Đồng ( Cu ) hóa trị mấy?

Đồng, tiếng Anh là Copper, là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu là Cu, có số hiệu nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Để hiểu rõ được nguyên tố này thì chúng tôi tổng hợp kiến thức Đặc điểm, Tính chất hóa học của Đồng ( Cu )? Đồng ( Cu ) hóa trị mấy? mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn vào môn học cũng như đời sống hàng ngày.

cu

Tìm hiểu đôi chút về Đồng ( Cu ):

Đồng là một trong những nguyên tố kim loại quan trọng nhất trong lịch sử và là một trong những nguyên tố đầu tiên được khai thác. Đồng giữ vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển văn minh Thời đại Đồng thiếc (3000 – 1000 tCN), khi nó được pha hợp kim với thiếc để tạo ra kim loại điển hình của thời kì đó, vật liệu lí tưởng cho chế tạo công cụ và vũ khí.

– Kí hiệu: Cu

– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s1 hay [Ar]3d104s1.

– Số hiệu nguyên tử: 29

– Khối lượng nguyên tử: 64 g/mol

-Nguyên tử khối Cu : 64

-Hóa trị của Cu :I, II

– Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: số 29

+ Nhóm: IB

+ Chu kì: 4

– Đồng vị: 63Cu, 64Cu, 65Cu.

– Độ âm điện: 1,9

Điểm nóng chảy: 1.085 °C
Mật độ: 8,96 g/cm³
Điểm sôi: 2.562 °C

Chuỗi hóa học: Kim loại, Kim loại chuyển tiếp, Nhóm nguyên tố 11, Kim loại nặng độc hại, Nguyên tố chu kỳ 4

Các hợp chất quan trọng của Đồng

– Đồng (II) oxit: CuO

– Đồng(II) hiđroxit: Cu(OH)2

nguyên tố cu

Điều chế

– Xuất phát từ việc tinh chế quặng đồng

Ôxit đồng sẽ được chuyển thành đồng blister theo phản ứng nung nóng nhiệt:

2Cu2O → 4Cu + O2

Tính chất của Đồng ( Cu )

Tính chất vật lí

– Đồng là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và dát mỏng. đồng có độ dẫn điện và dẫn nhiệt rất cao (chỉ kém bạc). Độ dẫn điện của đồng giảm nhanh nếu có lẫn tạp chất. khối lượng riêng của đồng là 8,98 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy là 10830C.

Tính chất hóa học

– Đồng là kim loại có tính khử yếu.

a. Tác dụng với phi kim

– Cu phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.

2Cu + O2 → CuO

– Khi tiếp tục đun nóng tới (800-1000oC)

CuO + Cu → Cu2O (đỏ)

– Tác dụng trực tiếp với Cl2, Br2, S…

Cu + Cl2 → CuCl2

Cu + S → CuS

b. Tác dụng với axit

– Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

– Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.

2 Cu + 4HCl + O2 → 2 CuCl2 + 2 H2O

– với HNO3, H2SO4 đặc:

Cu + 2 H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2O

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Tác dụng với dung dịch muối

– Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.

Ví dụ: Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2 Ag

Trạng thái tự nhiên

– Hầu hết đồng được khai thác hoặc chiết tách ở dạng đồng sunfua từ các mỏ đồng. Khai thác lộ thiên chứa từ 0,4 đến 1,0% đồng.

Ứng dụng

Đồng là vật liệu dễ dát mỏng, dễ uốn, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, vì vậy nó được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm:

ứng dụng cu

– Dây điện.

– Que hàn đồng.

– Tay nắm và các đồ vật khác trong xây dựng nhà cửa.

– Đúc tượng: Ví dụ tượng Nữ thần Tự Do chứa 81,3 tấn (179.200 pao) đồng hợp kim

– Cuộn từ của nam châm điện.

– Động cơ, đặc biệt là các động cơ điện.

– Động cơ hơi nước của Watt.

– Rơ le điện, dây dẫn điện giữa các bảng mạch và các chuyển mạch điện.

– Ống chân không, ống tia âm cực và magnetron trong các lò vi ba.

– Bộ dẫn sóng cho các bức xạ vi ba.

– Việc sử dụng đồng trong các mạch IC đã trở nên phổ biến hơn để thay thế cho nhôm vì độ dẫn điện cao của nó.

– Là một thành phần trong tiền kim loại.

– Trong đồ nhà bếp, chẳng hạn như chảo rán.

– Phần lớn các đồ dùng bằng niken trắng dùng ở bàn ăn (dao, nĩa, thìa) có chứa một lượng đồng nhất định.

– Trong chế tạo đồ đựng thức ăn bằng bạc (hàm lượng bạc từ 92,5% trở lên), có chứa một số phần trăm đồng.

– Là thành phần của gốm kim loại và thủy tinh màu.

– Các loại nhạc khí, đặc biệt là các loại nhạc khí từ đồng thau.

– Làm bề mặt tĩnh sinh học trong các bệnh viện hay các bộ phận của tàu thủy để chống hà.

– Các hợp chất, chẳng hạn như dung dịch Fehling, có ứng dụng trong phân tích hóa học.

– Đồng (II) Sulfat được sử dụng như là thuốc bảo vệ thực vật và chất làm sạch nước.

Xem thêm tại đây :

Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.

Nguyên tử khối của Kali là bao nhiêu? Kali ( K ) hóa trị mấy ?

Brom ( Br ) hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Brom là bao nhiêu?

OH hóa trị mấy? Nguyên tử khối của M trong hidroxit M(OH)3

Hóa trị Bari ( Ba ) là mấy? Nguyên tử khối của Ba