nhôm oxit

Al2O3 + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O Cân bằng phương trình phản ứng

Các dạng bài tập trong các đề thi học kỳ, THPT quốc gia thì luôn có dạng bài tập viết phương trình phản ứng hóa học. Vậy các bạn đã biết cách viết cũng như cân bằng phương trình phản ứng hóa học chưa? Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cách cân bằng phương trình hóa học khi cho HNO3 tác dụng với Al2O3. Mời các bạn cùng theo dõi.

Chú ý :

Viết cân bằng phương trình hóa học đã cân bằng :

Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O

Trong đó :

Al2O3 là Nhôm oxit chất rắn có màu trắng

HNO3 là dung dịch Axit nitric không màu

Al(NO3)3 là Nhôm III Nitrat chất rắn

H2O là nước chất lỏng không màu

Điều kiện phản ứng : Điều kiện thường.

Thực hiện thí nghiệm :

– Cho Al2O3 phản ứng với dung dịch axit HNO3 tạo muối nhôm nitrat và nước ta thấy hiện tượng  Phản ứng hoà tan chất rắn nhôm oxit và tạo dung dịch muối trong suốt.

Thông tin thêm :

– Các oxit của kim loại khác Al đạt hóa trị cao nhất khi tác dụng với dung dịch axit HNO3 đều tạo muối của kim loại đó hóa trị cao nhất và nước.

nhôm oxit

Các phương trình điều chế Al2O3 :

– 6Al + 3SOCl2 ⟶ Al2O3 + Al2S3 + 2AlCl3

– 2Al + B2O3 ⟶ Al2O3 + 2B

– 2Al + 3H2O ⟶ Al2O3 + 3H2

– 4Al + K2Cr2O7 ⟶ Al2O3 + 2Cr + 2KAlO2

Tính chất vật lí & nhận biết

– Tính chất vật lí: Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, rất bền, nóng chảy ở 2050oC.

– Nhận biết: Mang hòa tan Al2O3 vào dung dịch NaOH, thấy tan ra, tạo dung dịch không màu.

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

Tính chất hóa học
– Al2O3 là oxit lưỡng tính.

+ Tác dụng với axit:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

+ Tác dụng với dung dịch bazơ mạnh

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

hay

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

– Al2O3 tác dụng với C

tính chất Al2O3

Câu hỏi trắc nghiệm :

Câu 1:Trong các chất dưới đây chất nào không tác dụng với HNO3?

A. Cu.

B. Al2O3.

C. Fe.

D. BaCl2.

Hướng dẫn giải

Chọn D.

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

Câu 2:Dung dịch HNO3 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Ba(OH)2, Na2CO3, Al2O3.

B. FeCl3, Al2O3, Cu.

C. CuO, NaCl, CuS.

D. Al2O3, Ba(OH)2, NaCl.

Hướng dẫn giải

Chọn A.

B sai, FeCl3 không tác dụng với dung dịch HNO3.

C sai, NaCl, CuS không tác dụng với dung dịch HNO3.

D sai, NaCl không tác dụng với dung dịch HNO3.

Câu 3:Khối lượng Al2O3 bị hòa tan trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,5M là bao nhiêu?

A. 3,1 gam.

B. 5,2 gam.

C. 6,1 gam.

D. 5,1 gam.

Hướng dẫn giải

Chọn D.

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

nH2SO4=0,5.0,3=0,15 mol

⇒ nAl2O3=Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O | Cân bằng phương trình hóa học nH2SO4=Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O | Cân bằng phương trình hóa học.0,15=0,05 mol

Vậy mAl2O3=0,05.102=5,1 gam