Mn là gì

Mangan ( Mn ) hóa trị mấy? Mn có mấy điện tử hóa trị? Kim loại hay phi kim

Mangan có vai trò quan trọng trong sản xuất sắt thép vì có tác dụng khử lưu huỳnh, khử oxy, và mang những đặc tính của hợp kim. Luyện thép  và cả luyện sắt, sử dụng nhiều mangan nhất (chiếm khoảng 85-90% tổng nhu cầu). Để nắm được kiến thức cơ bản của Nguyên tử mangan chúng ta chủ yếu đi tìm hiểu sâu xem Mangan ( Mn ) hóa trị mấy? Mn có mấy điện tử hóa trị? Kim loại hay phi kim này nhé.

Mn hóa trị mấy

Mangan có bao nhiêu điện tử hóa trị? Mn hóa trị mấy?

Nguyên tố mangan có bảy điện tử hóa trị. Cấu hình điện tử của mangan là [Ar] 3d5 4s2. Số nguyên tử của mangan là 25 và nó có 25 electron, trong đó có 7 electron ở lớp vỏ hoặc quỹ đạo cuối cùng.

Ký hiệu của mangan là Mn và trọng lượng nguyên tử của nó là 54,938044 đơn vị khối lượng nguyên tử hoặc gam trên mol. Mangan là một kim loại chuyển tiếp được tìm thấy trong Chu kỳ 4 và Nhóm 7 hoặc VII B của Bảng tuần hoàn các nguyên tố. Mangan có mật độ là 7,3 gam trên một cm khối. Nó có nhiệt độ nóng chảy là 1.246 độ C. Mangan là kim loại màu trắng bạc ở nhiệt độ thường.

– Mangan có nhiều hóa trị

– Mangan có hóa trị: II, IV, VII…

Mangan (Mn)là gì?

Mangan là một nguyên tố có số nguyên tử 25 trong bảng tuần hoàn và hóa học có công thức là Mn . Mangan là kim loại màu trắng xám, giống sắt. Nó là kim loại cứng và rất giòn, khó nóng chảy, nhưng lại bị ôxi hóa dễ dàng.

Mangan phosphat được dùng để xử lý gỉ và chống ăn mòn trên thép. Tùy theo trạng thái oxy hóa của Mangan (Mn), các ion mangan có nhiều màu khác nhau và được dùng làm thuốc nhuộm trong công nghiệp. Các permanganat với các kim loại kiềm và kiềm thổ là các chất oxy hóa mạnh. Mangan dioxide được dùng làm vật liệu catốt trong các pin và pin khô kiềm và tiêu chuẩn.

khoáng chất

Mangan (Mn)là kim loại hay phi kim

Mangan (Mn) là kim loại. Mangan (Mn) lần đầu được các nhà nghiên cứu tìm thấy khi ở dạng tự do trong tự nhiên (đôi khi kết hợp với sắt), và trong một số loại khoáng vật. Ở dạng nguyên tố tự do,Mangan (Mn) là kim loại quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không rỉ.

 

Tính chất vật lí & nhận biết

1. Tính chất vật lí:

– Mangan là kim loại màu trắng xám, giống sắt. Nó là kim loại cứng và rất giòn, khó nóng chảy, nhưng lại bị ôxi hóa dễ dàng. Mangan kim loại chỉ có từ tính sau khi đã qua xử lý đặc biệt.

– Mangan có khối lượng riêng là 7,44 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy là 12450C và sôi ở 20800C.

Tính chất hóa học
– Trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là +2, +3, +4, +6 và +7. Trạng thái ôxy hóa ổn định nhất là mangan +2.

– Mangan có tính khử khá mạnh

a. Tác dụng với phi kim

– Tác dụng trực tiếp được với nhiều phi kim.

Mn (bột) + O2→ MnO2. (tự bốc cháy)

Mn + Cl2 → MnCl2.

Tác dụng với axit

– Tác dụng với HCl và H2SO4 loãng:

Mn (bột) + 2HCl (loãng) → MnCl2 + H2

– Tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc:

Mn + 2H2SO4 (đặc) → MnSO4 + SO2 + 2H2O.

3Mn + 8HNO3 (loãng, nóng) → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

c. Tác dụng với nước

Mn (bột) + 2H2O (hơi) → Mn(OH)2 + H2 .

 Điều chế :

điều chế Mn

Xem thêm tại đây :

Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.

Hợp chất của Niken, Niken hóa trị mấy? Niken dùng để làm gì?

Vàng ( Au ) hóa trị mấy? Tính chất hóa học và cách nhận biết Au

Sắt ( Fe ) hóa trị mấy? Sắt là gì? Nguyên tử khối của Fe

Amoni NH4 là gì? NH4 hóa trị mấy? NH4 là ion gì?

Kim loại kiềm hóa trị mấy? Kim loại kiềm gồm những nguyên tố nào?