nguyên tử Crom

Crom ( Cr ) hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Cr? M của Cr là bao nhiêu?

Chromi là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy cao. Nó là chất không mùi, không vị và dễ rèn. Do đó được ứng dụng nhiều trong đời sống, Vậy ngoài những tính chất vật lý và tính chất hóa học ra thì Crom ( Cr ) hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Cr? M của Cr là bao nhiêu? chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết này.

Crom ( Cr ) hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Cr? M của Cr là bao nhiêu?

– Crom là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cr và số hiệu nguyên tử bằng 24, là nguyên tố đầu tiên của nhóm 6, là 1 kim loại cứng, giòn, có độ nóng chảy cao.

– Kí hiệu: Cr

– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar]3d54s1 .

– Số hiệu nguyên tử: 24

– Khối lượng nguyên tử: 52 g/mol

-Nguyên tử khối : 52

-Hóa trị của Cr : II, III

Crom

– Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: số 24

+ Nhóm: VIB

+ Chu kì: 4

– Đồng vị: 40Cr, 51Cr, 52Cr, 53Cr, 54Cr.

– Độ âm điện: 1,66

Các hợp chất quan trọng của Crom

1. Hợp chất crom (III)
a) Crom (III) oxit – Cr2O3

b) Crom (III) hiđroxit – Cr(OH)3

2. Hợp chất crom (VI)
a) Crom (VI) oxit – CrO3

b) Muối crom (VI): CrO42-, Cr2O72-

Điều chế crom

– Cr2O3 được tách ra từ quặng, sau đó điều chế crom bằng phương pháp nhiệt nhôm:

C2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3

hình ảnh crom

Tính chất quan trọng của Crom:

Tính chất vật lí của crom

– Crom có màu trắng ánh bạc, rất cứng (cứng nhất trong số các kim loại, độ cứng chỉ kém kim cương), khó nóng chảy (tnc 18900C). Crom là kim loại nặng, có khối lượng riêng là 7,2 g/cm3.

Tính chất hóa học của crom

– Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, có mức oxi hóa từ +1 đến +6, nhưng phổ biến hơn cả là +2, +3, +6.

a. Tác dụng với phi kim

4Cr + 3 O2 → 2 Cr2O3

2Cr + 3Cl2 → 2 CrCl3

– Ở nhiệt độ thường trong không khí, kim loại crôm tạo ra màng mỏng crôm (III) oxit có cấu tạo mịn, bền vững bảo vệ. ở nhiệt độ cao khử được nhiều phi kim.

b. Tác dụng với nước

– Không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.

c. Tác dụng với axit

– với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng nóng, màng axit bị phá huỷ Cr khử được H+ trong dung dịch axit.

Thí dụ: Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Cr + H2SO4 →CrSO4 + H2

Pt ion:

2H+ + Cr → Cr2+ + H2

Crôm thụ động với axit H2SO4 và HNO3 đặc, nguội

Trạng thái tự nhiên

– Crom là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất với nồng độ trung bình 100 ppm. Các hợp chất crom được tìm thấy trong môi trường do bào mòn các đá chứa crom và có thể được cung cấp từ nguồn núi lửa.

– Crom được tạo ra dưới dạng quặng cromit (FeCr2O4).

Ứng dụng

– Trong ngành luyện kim, để tăng cường khả năng chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt như là một thành phần của hợp kim, chẳng hạn trong thép không gỉ để làm dao, kéo.

ứng dụng cr

– Làm thuốc nhuộm và sơn:

– Các muối crom nhuộm màu cho thủy tinh thành màu xanh lục của ngọc lục bảo.

– Crom là thành phần tạo ra màu đỏ của hồng ngọc, vì thế nó được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp

Xem thêm bảng hóa trị và hóa trị của các nguyên tố:

Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.

Muối photphat ( PO4 ) hóa trị mấy? PO4 là gì? Tính chất của PO4

Đặc điểm, Tính chất hóa học của Đồng ( Cu )? Đồng ( Cu ) hóa trị mấy?

Nguyên tử khối của Kali là bao nhiêu? Kali ( K ) hóa trị mấy ?

Brom ( Br ) hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Brom là bao nhiêu?