MgO

Mg + O2 → MgO Cân bằng phương trình phản ứng hóa học

Mg + O2 → MgO Đây là phương trình phản ứng hóa học khi cho Magie tác dụng với oxi để điều chế được magie oxit. Mời các bạn cùng tìm hiểu phương trình phản ứng với chúng tôi để biết được điều kiện và cách thực hiện phương trình một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

chú ý :

Viết phương trình phản ứng hóa học đã cân bằng :

2Mg + O2 → 2MgO

Trong đó bao gồm :

Mg là magie chất rắn có màu bạc

O2 là khí oxi không màu

MgO là magie oxit chất rắn màu trắng

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ 650o C -700o C

Cách thực hiện phản ứng

Cho magie tác dụng với không khí nung nóng thu được magieoxit ta thấy hiện tượng Magie cháy sáng trong không khí tạo muối màu trắng.

Thông tin thêm :

Mg là kim loại có tính khử mạnh nên dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa mạnh như O2; Cl2 …

MgO

CÁCH ĐIỀU CHẾ MgO – MAGIE OXIT

Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều phương trình điều chế loại với sản phẩm là Oxit magie này như sau:

  • Mg + 2Li2O ⟶ 2Li + MgO (Nhiệt độ: > 800).
  • Mg + BeO ⟶ MgO + Be (Nhiệt độ: 700 – 800°C).
  • Mg(OH)2 ⟶ H2O + MgO (Nhiệt độ: 350-480°C).
  • MgSO4 ⟶ SO3 + MgO.
  • H2O + Mg ⟶ H2 + MgO (Điều kiện đó là nhiệt độ cao)
  • H2O + MgCl2 ⟶ HCl + MgO.

Ví dụ áp dụng :

Ví dụ 1: Đốt cháy kim loại 1,2 g M trong oxi thu được oxit kim loại. Oxit kim loại tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1 M. Kim loại M là:

A. Mg B. Cr C. Fe D. Al

 

Đáp án A

Phương trinh phản ứng : M + O2 → M2On

M2On + 2nHCL → 2MCln + nH2O

M = 2Mg + O2 → 2MgO | Cân bằng phương trình hóa học ⇒ M là Mg

 

Ví dụ 2: Khi cho Mg tác dụng với oxi dư thu được oxit kim loại. Mg trong phản ứng đóng vai trò là chất gì?

A. Chất khử B. Chất oxi hóa

C. Chất xúc tác D. Chất môi trường

 

Đáp án A

Phương trình phản ứng: 2Mg + O2 → 2MgO

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc), thu được 9,1 gam hỗn hợp 2 oxit. Giá trị của m:

A. 3,9 g B. 6,7 g C. 7,1 g D. 5,1 g

 

Đáp án D

nO2 = 0,125 mol ⇒ mO2 = 32.0,125 = 4 gam

mX + mO2 = moxit ⇒ mX = 9,1 – 4 = 5,1 (gam)