Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi, Văn Học Lớp 12

Bài viết Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi của svnckh hôm nay sẽ gửi đến các bạn nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật có nội dung xoay quanh nhân vật Việt – người lính trẻ sẵn sàng chiến đấu vì quê hương, đất nước. Mời các bạn cùng theo dõi để học tốt hơn bộ môn ngữ văn lớp 12 nhé.

Tìm hiểu thêm :

Tác giả

1. Tiểu sử

– Nguyễn Thi (1928 – 1968) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, ông sinh ra tại Hải Hậu – Nam Định.

– Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi nhục từ nhỏ.

– Năm 1945, ông tham gia cách mạng và gia nhập lực lượng vũ trang.

– Năm 1954: Ông tập kết ra Bắc và công tác ở tạp chí Văn Nghệ Quân đội

– Năm 1962: Trở lại chiến trường miền Nam.

– Năm 1968: Hi sinh ở mặt trận Sài Gòn.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

Nguyễn Thi sáng tác trên nhiều thể loại như thơ, truyện, kí, tiểu thuyết,… Và ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: Hương đồng nội (1950), Truyện và ký (1978),…

b. Phong cách nghệ thuật

Phong cách nghệ thuật: năng lực phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, văn phong vừa đằm thắm chất trữ tình vừa giàu chất hiện thực; có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ, mang đậm tính cách Nam Bộ.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

– Ông là nhà văn – chiến sĩ gắn bó hết mình với văn chương và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta.

– Ông là nhà văn miền Bắc nhưng được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ.

Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Tác phẩm

1. Tóm tắt

Truyện xoay quanh nhân vật Việt – anh lính trẻ đã chiến đấu dũng cảm, bị thương, bị lạc đồng đội và nằm lại giữa chiến trường. Trong cơn mê man, anh hồi tưởng lại những kí ức tươi đẹp về gia đình và đồng đội. Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước và mối thù sâu sắc với giặc Mỹ. Khi lớn lên, hai chị em giành nhau đi tòng quân, không ai chịu nhường ai nên nhờ chú Năm phân xử. Cuối cùng cả hai cùng nhau tham gia chiến trường. Trước khi lên đường hai chị em đã lo toan chu đáo việc nhà cửa, rộng vườn. Chị Chiến đã trở thành một cô thiếu nữ ra dáng và đầy chín chắn “giống hệt như má”… Việt càng nhớ má, càng thương chị nhiều hơn lại càng thấy rõ mối thù đè nặng trên vai. Những kí ức miên man sống lại trong tâm trí Việt cho đến khi đồng đội tìm thấy anh. Dù kiệt sức không bò đi được nhưng một ngón tay còn cử động của Việt vẫn đặt ở cò súng và đạn đã lên nòng. Việt được đưa về bệnh viện dã chiến để phục hồi sức khỏe.

Dàn ý phân tích “Những đứa con trong gia đình” ngắn gọn nhất:

Mở bài

– Giới thiệu về tác giả và truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”

Thân bài

a, Nội dung chính

– Tạo nên một hình ảnh về của một gia đình yêu nước.

– Tinh thần chiến đấu dũng cảm với lòng căm thù của giặc sâu sắc và chiến đấu hết sức mình, thủy chung, hi sinh vì cách mạng vì Tổ quốc.

b, Các nhân vật trong tác phẩm

– Nhân vật chú Năm:

+ Thông qua cuốn sổ ghi chép đã lưu giữ những chiến công và những tội ác tàn bào quân giặc đã gây ra cho gia đình.

+ Nhiều kinh nghiệm, chín chắn và là một người giàu tình cảm.

+ Đầy lí trí nhưng tâm hồn lại mơ mộng.

– Nhân vật Chiến:

+ Là một người chị nhưng lại mang phẩm chất của người mẹ ở trong gia đình.

+ Luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương em, gánh vác mọi việc ở trong gia đình.

+ Tính toán, sắp xếp mọi chuyện một cách kỹ lưỡng trước ngày tham gia nhập ngũ.

+ Vô cùng dũng cảm, kiên quyết, thay em ra trận, giành hết lấy phần hiểm nguy.

– Nhân vật Việt:

+ Sau trận chiến diễn ra ác liệt, Việt đã bị thương đau đớn, mắt không còn thấy rõ, đói khát, dường như sức lực đã cạn kiệt nhưng vẫn không có chút ý nghĩ nào sẽ từ bỏ.

+ Căm thù giặc dũng cảm chiến đấu, luôn nghĩ về gia đình của mình.

+ Có nét hồn nhiên, ngây thơ của một cậu bé mới lớn như: sợ ma, tinh nghịch,….

c, Nghệ thuật

– Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, đặc sắc góp phần tạo mạch cho câu chuyện phát triển.

– Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, với lối kể chuyện gần gũi, tự nhiên, góp phần tăng sức hút cho câu chuyện.

Kết bài

Thông qua tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” ta càng thêm yêu, thêm quý và tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, đồng thời thể hiện cốt cách của đồng bào miền Nam vô cùng son sắt, thủy chung.

Phân tích “Những đứa con trong gia đình” ngắn gọn:

Người lính là một đề tài muôn thuở luôn được các nhà văn săn đón. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là một tác phẩm cũng đã đề cập đến người lính cách mạng, những năm tháng trên chiến trường chiến đấu gian khổ, khó khăn. Nhân vật Việt và Chiến là những người lính cách mạng, biểu tượng cho những người anh hùng, sẵn sàng ra trận chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.

Tác phẩm chính là sự hồi tưởng của Việt, khi bị thương ở chiến trường trong quá trình anh ltham gia chiến đấu nơi chiến trường khốc liệt. Nguyễn Thi đã sử dụng những nét liên tưởng nhằm tạo ra dòng hồi tưởng của nhân vật thông qua cách xây dựng hình tượng nhân vật. Nhớ những tháng năm của tuổi thơ, những ngày tháng đấu tranh, nhớ khoảng thời gian sống ở vùng quê nhà. Qua nhân vật Việt mỗi nhân vật đều mang một dòng hồi tưởng, những hình ảnh đó thể hiện qua những thành viên có trong gia đình như ba, má, chị Chiến và chú Năm. Đây là những người đều có chung điểm chung về lý tưởng, luôn hết mình chiến đấu vì cách mạng, vì dân tộc. Họ có mong ước được trả thù cho đất nước, giết chết giặc, họ mong muốn cùng nhau đi tòng quân chiến đấu. Những con người ấy là những con người yêu thương gia đình, hình ảnh hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ của má sang gửi chú Năm để đi đánh giặc đã thể hiện được tình nghĩa thiêng liêng đối với cha mẹ của mình. Không hề quên nghĩa vụ đối với đất nước và cũng không quên tình nghĩa đối với người cha mẹ.

Trong quá trình đi chiến đấu, chị Chiến là một đội trưởng gương mẫu, kiên cường, anh dũng chiến đấu, biểu hiện đó chính là Việt đã phá được chiếc xe tăng của kẻ thù trong một trận chiến giáp lá cà. Việt đã bị thương nhưng vẫn căm thù giặc, kiên cường sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc. Những con người ấy là những người chiến sĩ vô cùng kiên cường. Khi bị thương Việt đã hồi tưởng lại những tháng năm đã trôi qua, những tháng năm của tuổi thơ tranh giành nhau cùng đi bắt ếch, những năm tháng ra chiến trường khốc liệt để đánh giặc, hai chị em Chiến và Việt giành nhau đi tòng quân. Cả hai chị em đều có tấm lòng thương yêu cha mẹ và căm thù quân giặc sâu sắc.

Với động lực quyết tâm đánh giặc trả thù cho đất nước, để giành được độc lập tự do, đó chính là ý chí quyết tâm của người lính trẻ. Đó là những người lính có tinh thần kiên cường, gan dạ, lập được biết bao chiến công to lớn. Tuy vậy, trong tác phẩm mỗi người lại có những nét tính cách riêng biệt. Chiến là một người chị luôn gánh vác, chịu đựng mọi việc trong trận chiến. Việt là một người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, tranh đi tòng quân. Tác giả Nguyễn Thi đã đề cập đến tinh thần anh dũng của những người lính khi chiến đấu, đó là tinh thần vượt qua bao khó khăn, hiểm nguy trong cuộc sống, bất chấp mọi gian khổ, khó khăn nhưng vẫn cố gắng vì sự nghiệp dân tộc.

Tinh thần chiến đấu của người lính cách mạng đã được Nguyễn Thi thể hiện rất xuất sắc. Thông qua tác phẩm, đã làm nổi bật tình cảm gia đình thiêng liêng của những người lính với chi tiết đắt giá diễn tả tình cảm thương yêu đối với cha mẹ. Với những chi tiết vô cùng đặc sắc, tác phẩm của Nguyễn Thi đã thể hiện giá trị to lớn trong việc lên án, tố cáo tội ác của quân giặc, đồng thời làm nổi bật tình yêu thương của con người.