rừng xà nu

Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Tác giả nguyễn trung thành Ngữ Văn 12

Bài viết này svnckh sẽ gửi đến các bạn thông tin về Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Tác giả nguyễn trung thành Ngữ Văn 12. Nội dung bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Thông tin thêm :

Tác giả

1. Tiểu sử

– Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 tại Quảng Nam. Ông có bút danh là Nguyên Ngọc.

– Ông là nhà văn trưởng thành trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Ông gia nhập quân đội năm 1950, hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.

– Sau Hiệp định Genever ông làm phóng viên và tập kết ra Bắc

– Năm 1962 ông trở về Nam vừa tham gia chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ

– Sau chiến tranh ông làm Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Biên tập báo văn nghệ.

– Hiện nay ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục và đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học.

rừng xà nu

2. Sự nghiệp sáng tác

a. Phong cách nghệ thuật

Các tác phẩm của ông mang đậm âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

– Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng Tây Nguyên, của những người anh hùng cách mạng bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước.

– Sức sống bất diệt và khả năng trỗi dậy phi thường của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

b. Tác phẩm chính

Đất nước đứng lên (1954-1955); Mạch nước ngầm (1960); Rẻo cao (1961); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1961); Đất Quảng; Rừng xà nu (1965); Cát cháy…

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

Nguyễn Trung Thành là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị và ghi dấu ấn đậm nét trong nền văn học nước nhà.

Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Văn nghiệp

Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là: Đất nước đứng lên (1954), Rẻo cao (1961), Đất Quảng (2 tập, 1971 – 1974)… .

Phong cách

Nguyễn Trung Thành có hiểu biết sâu sắc, gắn bó mật thiết với cảnh vật và con người Tây Nguyên. Do đó, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của ông cũng gắn bó với mảnh đất này. Nhà văn gần gũi, hiểu biết cuộc sống cũng như tinh thần của nhân dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất này.

Văn Nguyễn Trung Thành mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng, của những con người bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước. Sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

Tác phẩm Rừng xà nu

“Rừng xà nu” là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trung Thành được học trong chương trình Văn 12 học kì 2. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Tnú sau thời gian xa làng theo cách mạng đã quay trở về làng, Tnú được thằng bé Heng dẫn đường cho anh Tnú bởi xung quanh làng có nhiều cạm bẫy. Buổi tối hôm đó cụ Mết đã kể cho cả làng nghe về lịch sử của làng và cuộc đời của Tnú. Tnú từ khi mới ra đời đã mồ côi bố mẹ, anh được nuôi dưỡng trưởng thành bởi dân làng Xô Man. Ngay từ khi còn nhỏ Tnú và Mai đã được anh Quyết dạy cho nhiều điều bổ ích. Tnú và Mai lấy nhau và họ trở thành những người tiên phong trong việc lãnh đạo dân làng theo cách mạng. Tin làng chuẩn bị phản kháng đã đến tai bọn xấu, chúng cho quân đến đàn áp và phải bắt bằng được Tnú, bọn giặc ác ôn đã tra tấn mẹ con Mai cho đến chết, Tnú không thể giữ được bình tĩnh đã xông ra giết giặc, bị giặc bắt, bị tra tấn bằng cách đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu. Trước sự dã man, độc ác của giặc, dân làng nổi dậy phản kháng đánh gục kẻ thù. Sáng hôm sau Tnú được cụ Mết, bé Heng, Dít, tiễn anh lên đường theo cách mạng. Họ chia tay nhau ở đồi Xà nu đang tràn trề sức sống vươn lên bất chấp mưa bom bão đạn của kẻ thù.