khái niệm nhân hóa

Phép nhân hóa la gì lớp 3? Có mấy kiểu phép nhân hóa? Tác dụng

Phép nhân hóa la gì lớp 3? Có mấy kiểu phép nhân hóa? Tác dụng. Nhân hóa có nguồn gốc cổ như các cách kể chuyện và hầu hết các nền văn hóa đề có những truyền thống với nội dung những con vật được hóa nhân thành nhân vật với những đặc điểm, hình dáng và tính cách riêng biệt. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ các cách nhận biết biện pháp nhân hóa, các cách nhân hóa, ví dụ và tổng hợp các bài tập minh họa để bạn hiểu rõ hơn về biện pháp nhân hóa.

Nhân hóa là gì?

Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, … trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Dấu hiệu nhận biết nhân hóa trong câu

Để biết được đâu là biện pháp nhân hóa bạn có thể phân tích và nhận biết theo các bước sau:

  • Bước 1: Nhìn vào các dấu hiệu của sự vật, hiện tượng được nhân hóa và từng nào được sử dụng trong câu nhân hóa đó.
  • Bước 2: Phân tích ý nghĩa, tác dụng của từ nhân hóa đó trong câu.
    Nếu dùng để miêu tả sự vật: Có tác dụng giúp sự vật hiện tượng trở nên gần gũi hơn.

Nếu từ nhân hóa đó biểu thị tư tưởng, tình cảm: Có tác dụng về mặt tư tưởng, tình cảm sự vật để qua đó biểu thị tư tưởng tình cảm tác giả muốn nói.

Đối với những bạn học sinh thường gặp khó khăn khi nhận biết có thể lưu ý một số nhận biết sau:

Trong câu hay đoạn văn sẽ có các từ chỉ hoạt động hay trạng thái của con người.
Câu hoặc đoạn văn nói về con vật, về cây cối, sự vật…nhưng có sử dụng các từ xưng hô: anh, chị, cô, chú, bạn, tớ…

Tác dụng nhân hóa như thế nào?

Trong văn học nhân hóa rất quan trọng được áp dụng khá nhiều trong các tác phẩm văn học nổi tiếng. Không chỉ vậy các biện pháp nhân hóa cũng rất hữu ích trong đời sống của con người. Có tác dụng làm cho các sự vật, đồ vật trở nên sống động hơn, gần gũi hơn. Chi tiết cụ thể như sau:

Tác dụng giúp các loại đồ vật, sự vật ( cây cối) sinh động hơn, gần gũi hơn với suy nghĩ, cảm nhận của con người.
Tác dụng giúp cây cối, loài vật, con vật có những suy nghĩ, tình cảm như con người.

Xem thêm : Phân tích tây tiến đoạn 1 

khái niệm nhân hóa

Các cách nhân hóa có mấy loại?

Có 4 phép nhân hóa chính:

Phép nhân hóa 1:
Phép nhân hóa sử dụng dùng từ gọi người để gọi vật: Sử dụng các từ gọi, các từ xưng hô giữa người với người như: cậu, tớ, bạn, mình, tôi…để gọi các loài vật.

Ví dụ: Chú dế mèn, chị sáo sậu, ông mặt trời…

Ông mặt trời tỏa nắng xuống nhân gian ban phát ánh nắng cho cây cối, sự vật và con người.

→ Dùng các đại từ nhân xưng để chỉ mặt trời gọi là Ông

Phép nhân hóa 2:
Trò chuyện, xưng hô với đồ vật, sự vật thân mật như đang nói chuyện với con người. Sự vật khi đó đã trở nên gần gũi hơn, không còn là vật vô tri vô giác. Được cảm nhận thông qua cách trò chuyện với con người.

Ví dụ: Cô Vịt ơi! Cô đưa các con đi tắm sông à.

→ Dùng từ ngữ xưng hô như cách xưng với con người cho Vịt mẹ.

Phép nhân hóa 3:
Dùng những từ nhân hóa để miêu tả sự vật như đối với con người. Có thể miêu tả theo nhiều hình thức khác nhau như hành động, tâm trạng, tính cách, hình dáng…

Ví dụ: Những chú gà con đang lắng nghe mẹ chúng dạy cách tìm mồi.

→ Dùng từ “lắng nghe” để miêu tả hoạt động của những chú gà con.

Phép nhân hóa 4:
Đồ vật, động vật, cây cối tự xưng là người

Ví dụ: Tớ là xe đua Macqueen đây.

Xem thêm : Phân tích hình tượng người lính tây tiến

Cách nhận biết phép nhân hóa

Để nhận biết dễ dàng được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa thì cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định được dấu hiệu gồm có sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào được dùng để nhân hóa

Bước 2: Phân tích tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó trong câu.

Thông thường đối với việc miêu tả sự vật thì biện pháp nhân hóa sẽ giúp cho sự vật trở nên gần gũi hơn với con người. Còn đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm thì sẽ có tác dụng tư tưởng, tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.

Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

Thứ nhất: Không được sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tùy tiện.
Trước khi sử dụng biện pháp nhân hóa, cần phải cân nhắc và hiểu thật rõ mục đích mình muốn sử dụng là gì. Khi có ý định cần sử dụng biện pháp nhân hóa trong chi tiết này, cần nắm được dụng ý nghệ thuật của chính: Sử dụng nhân hóa cho hành ảnh này có ý nghĩa gì? Hình ảnh được nhân hóa án chỉ điều gì? Bạn muốn người đọc hiểu được những điều gì thông qua hình ảnh nhân hóa đó. Ngay khi trả lời được những câu hỏi đó một cách tốt nhất, bạn có thể xây dựng được cho mình một hình ảnh nhân hóa trọn vẹn, đẹp và đầy đủ ý nghĩa.

Thứ hai: Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác để sử dụng thật hợp lý.
Trong chương trình ngữ văn cấp cơ sở, bốn biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Có thể nói, biện pháp tu từ nhân hóa là một trong số các biện pháp dễ nhận biết và dễ áp dụng nhất. Tuy nhiên, một lời khuyên giành cho các bạn là chỉ áp dụng khi bạn thật sự hiểu rõ về nó. Tránh việc hiểu một cách chung chung sẽ dễ dẫn đến tình trạng áp dụng một cách máy móc và dễ bị lầm tưởng sang các biện pháp tu từ khác.

Thứ ba: Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa một cách linh hoạt
Không chỉ riêng đối với nhân hóa, tất cả các biện pháp tu từ khác đều phải sử dụng một cách linh hoạt. Không phải bất cứ hình ảnh, chi tiết nào bạn cũng có thể sử dụng thêm phép nhân hóa. Hay cứ tràn ngập phép nhân hóa trong một bài viết sẽ đem đến hiệu quả nghệ thuật cao, tác phẩm của bạn sẽ trở thành một bài thơ, bài văn hay.

Trên đây là những kiến thức và thông tin về Phép nhân hóa la gì lớp 3? Có mấy kiểu phép nhân hóa? Tác dụng. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã nắm được những phần kiến thức quan trọng của biện pháp tu từ này. Từ đó có thể hoàn thành các bài tập và áp dụng trong văn thơ, giao tiếp hàng ngày để biểu đạt tốt hơn.