rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong văn nghị luận

Rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong văn nghị luận Ngữ văn 12

Rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong văn nghị luận là gì? Những nội dung nào được đề cập. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm cũng như trả lời một số câu hỏi trong SGK cùng đón đọc nhé.

Tìm hiểu thêm :

I. Viết phần mở bài

1. Tìm hiểu các phần mở bài trong SGK và cho biết phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Giải thích vắn tắt lý do lựa chọn của anh chị.

– Mở bài (1): Không phù hợp, vì vấn đề đặt ra là “giá trị nghệ thuật của tình huống truyện” nhưng mở bài chỉ đề cập đến tác giả và những tác phẩm chính.

– Mở bài (2): Kông phù hợp, vì đề bài chỉ yêu cầu phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện nhưng người viết nêu cả giá trị về nội dung.

– Mở bài (3): Phù hợp vì đã giới thiệu được đúng vấn đề của bài viết.

2. Đọc các phần mở bài sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

a. Xác định vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề nghị luận.

b. Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài trên.

Gợi ý:

a. Vấn đề được triển khai trong văn bản:

  • Đoạn (1): Khẳng định quyền độc lập, tự do của con người.
  • Đoạn (2): Tiếng biệt hành – một trong những bài thơ mới hay nhất.
  • Đoạn (3): Giá trị của truyện ngắn Chí Phèo.

b. Tính hấp dẫn của các mở bài trên: Các mở bài đều có sự liên hệ, đối chiếu với các đối tượng khác để từ đó làm nổi bật nên đối tượng chính được nói đến.

rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong văn nghị luận

II. Viết phần kết bài

1. Tìm hiểu các phần kết bài trong SGK và cho biết phần kết bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Giải thích vắn tắt lý do lựa chọn của anh chị.

– Kết bài (1): Không phù hợp, vì phần kết bài không khái quát lại được nội dung chính là suy nghĩ về ông lái đò, mà chỉ khái quát lại tác phẩm.

– Kết bài (2): Phù hợp, vì phần kết bài đã tổng kết được nội dung xoay quanh nhân vật ông lái đò.

2. Những phần kết bài trong SGK đã nêu được nội dung gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào? Tại sao?

– Kết bài (1): Đưa ra nhận định tổng quát, khẳng định ý nghĩa vấn đề cần trình bày là quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, cũng như mở rộng vấn đề khẳng định quyết tâm giữ vững quyền độc lập của dân tộc.

=> Tác động mạnh mẽ đến người nghe, người đọc vì đã khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân.

– Kết bài (2): nhấn mạnh lại dấu ấn của Hai đứa trẻ đã được chỉ ra trước đó: “Hai đứa trẻ… điều này…”

=> Kết bài đã khơi gợi sự tò mò của người đọc đối với tác phẩm.

3. Từ những nội dung đã tìm hiểu ở các mục 1 và 2, theo anh (chị), phần kết bài cần đáp ứng được yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? Chọn phương án trả lời đầy đủ và chính xác nhất.

C. Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi những liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

=> Tổng kết:

– Mở bài thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận, hướng người đọc (người nghe) vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên và gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.

– Kết bài thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng rãi hơn, sâu sắc hơn.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 116 sgk ngữ văn 12 tập 2)

– MB 1:

+ Giới thiệu trực tiếp ngắn gọn vấn đề, khái quát về tác phẩm, nội dung cần nghị luận

+ Ưu điểm: nhấn mạnh phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề

– MB 2:

+ Gợi mở vấn đề liên quan nội dung chính qua luận cứ, luận chứng

+ Ưu: giới thiệu tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho sự tiếp nhận

Bài 2 (Trang 116 sgk ngữ văn 12 tập 2)

– MB chưa đạt yêu cầu: đưa thừa thông tin về tác giả. Đưa ra luận điểm: bi kịch của Mị tỉ mỉ quá, luận điểm về vẻ đẹp phẩm chất của Mị chỉ giới thiệu được sức sống tiềm tàng.

– KB: Không đưa ra được nhận định, ý nghĩa vấn đề trùng lặp với mở bài. Lỗi lặp từ, lỗi liên kết

Bài 3 (trang 116 sgk ngữ văn 12 tập 2)

– MB: Xuân Quỳnh là nhà thơ của tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời thường. Trong bài “sóng” tác giả lần đầu bộc lộ được những tâm tư thầm kín, những trạng thái, sự biến chuyển tinh tế của tâm hồn người thiếu nữ khi yêu gắn chặt với khát khao muôn đời của con người về hạnh phúc. Hình tượng sóng nhiều tầng nghĩa đã diễn tả được khát khao tình yêu hồn nhiên, mãnh liệt và luôn sôi nổi của người phụ nữ.