Ở chương trình học lớp 4 bài viết này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về Tính chất kết hợp của phép nhân bao gồm lý thuyết và bài tập vận dụng giúp các em học sinh nắm bắt cũng như giải quyết các bài tập được nhanh chóng để tính toán. Các em cùng làm bài tập so sánh dưới bài viết này.
Xem ngay :
Lý thuyết
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý:
Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a×b×c như sau:
a×b×c=(a×b)×c=a×(b×c)
Ví dụ :
a) Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức:
(2×3)×4 và 2×(3×4)
Ta có: (2×3)×4=6×4=24
2×(3×4)=2×12=24
Vậy: (2×3)×4=2×(3×4)
b) So sánh giá trị của hai biểu thức (a×b)×c và a×(b×c) trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của (a×b)×c và của a×(b×c) luôn bằng nhau, ta viết:
(a×b)×c=a×(b×c)
Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính bằng 2 cách (theo mẫu):
Mẫu: 2 × 5 × 4 = ?
Cách 1: 2 × 5 × 4 = (2 × 5) × 4 = 10 × 4 = 40.
Cách 2: 2 × 5 × 4 = 2 × (5 × 4) = 2 × 20 = 40.
a) 4 × 5 × 3 b) 5 × 2 × 7
3 × 5 × 6 3 × 4 × 5
Hướng dẫn giải
a) 4 × 5 × 3 = ?
Cách 1: 4 × 5 × 3 = (4 × 5) × 3 = 20 × 3 = 60.
Cách 2: 4 × 5 × 3 = 4 × (5 × 3 ) = 4 × 15 = 60.
+) 3 × 5 × 6 = ?
Cách 1: 3 × 5 × 6 = (3 × 5) × 6 = 15 × 6 = 90.
Cách 2: 3 × 5 × 6 = 3 × (5 × 6) = 3 × 30 = 90.
b) 5 × 2 × 7 = ?
Cách 1: 5 × 2 × 7 = (5 × 2) × 7 = 10 × 7 = 70.
Cách 2: 5 × 2 × 7 = 5 × (2 × 7) = 5 × 14 = 70.
+) 3 × 4 × 5 = ?
Cách 1: 3 × 4 × 5 = (3 × 4) × 5 = 12 × 5 = 60.
Cách 2: 3 × 4 × 5 = 3 × (4 × 5) = 3 × 20 = 60.
Bài 2: Có 8 phòng học, mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. Hỏi tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?
Tóm tắt
Có 8 phòng học
Mỗi phòng: 15 bộ bàn ghế
Mỗi bộ bàn ghế: 2 học sinh
Tất cả: … học sinh?
Hướng dẫn giải
Cách 1 :
Số học sinh trong mỗi phòng học là :
2 × 15 = 30 (học sinh)
Có tất cả số học sinh đang ngồi học là :
30 × 8 = 240 (học sinh)
Đáp số: 240 học sinh.
Cách 2 :
8 phòng học có tất cả số bộ bàn ghế là :
15 × 8 = 120 (bộ)
Có tất cả số học sinh đang ngồi học là :
2 × 120 = 240 (học sinh)
Đáp số: 240 học sinh.