hóa học

Cách viết phương trình ion rút gọn ( Chuẩn Nhất )

Định nghĩa phương trình ion rút gọn là gì? Cách viết phương trình ion rút gọn chính xác trong bộ môn hóa học. vì nó chỉ đại diện cho các phần tử bị thay đổi trong phản ứng hóa học. Chúng được sử dụng nhiều nhất trong phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng trao đổi và phản ứng trung hòa axit – bazơ. Bài viết này sẽ gửi đến những thông tin liên quan đến bài viết ” Cách viết phương trình ion rút gọn ” Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

Khái Niệm Phương trình ion là gì?

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li.

Khi viết phương trình ion cần nắm vững được kiến thức bảng tính tan, tính bay hơi và tính điện ly của các chất, thứ tự các chất xảy ra trong dung dịch. Những chất rắn, chất khí, nước khi viết phương trình ion là viết dưới dạng phân tử. Những chất tan được trong dung dịch thì được viết dưới dạng ion.

Phương trình ion rút gọn là phương trình hóa học trong đó có sự kết hợp các ion với nhau.

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion phải có 1 trong 3 yêu cầu sau:

+) Tạo kết tủa -> Cần xem xét bảng tính tan để nắm rõ hơn.

+) Có khí bay ra( CO2/SO2/H2S/NH3, …).

+) Tạo ra chất điện li yếu( H2O/ axit yếu), nên ghi nhớ 7 axit mạnh là: HCl, HBr, HI, H2SO4, HNO3, HClO3, HClO4 để suy ra axit yếu.

3 bước viết phương trình ion rút gọn:

– Bước 1: Viết phương trình phản ứng mà các chất tham gia và sản phẩm dưới dạng phân tử (nhớ cân bằng phương trình).

– Bước 2: Các chất điện li mạnh được viết dưới dạng ion; các chất không tan, khí, điện li yếu được viết dưới dạng phân tử => phương trình ion đầy đủ.

– Bước 3: Lược bỏ các ion giống nhau ở hai vế => phương trình ion rút gọn.

*Khi bài toán có sự tham gia của hỗn hợp nhiều chất tác dụng với nhau nhưng có cùng phương trình ion rút gọn, để giải nhanh có thể sử dụng phương trình ion rút gọn để tính các yêu cầu của bài ra.

*Hỗn hợp nhiều axit, bazơ tác dụng với nhau, phải sử dụng phương trình ion rút gọn H+ + OH- —-> H2O

Thông tin thêm :

hóa học

Một số dạng phản ứng thường gặp khi sử dụng phương trình ion rút gọn

Với phương pháp sử dụng phương trình ion rút gọn có thể sử dụng cho nhiều loại phản ứng: Trung hòa, trao đổi, oxi hóa – khử,…. miễn là phản ứng xảy ra trong dung dịch.

Kim loại tác dụng với axit
– Phương trình phân tử:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

– Phương trình ion:
2Cu + 8H+ + 8NO3- → 3Cu2+ + 6NO3- + 2NO + 4H2O

– Phương trình ion thu gọn:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối

Phương trình phân tử:

Na2CO3 + MgCl2 → MgCO3 + 2NaCl

Phương trình ion:

2Na+ + CO32- + Mg2+ +Cl- → MgCO3 + 2Na+ + 2Cl-

Phương trình ion rút gọn:

CO32- + Mg2+ → MgCO3

Phản ứng giữa axit với muối

Phương trình phân tử:

HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl

Phương trình ion:

H+ + Cl- + 2Na+ + CO32- → Na+ + HCO3- + Na+ + Cl-

Phương trình ion rút gọn:

H+ + CO3- → HCO3-

Phản ứng trung hòa (phản ứng giữa axit với bazơ)

Phương trình phân tử:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Phương trình ion:

H+ + Cl- + Na+ → Cl- + Na+ + H2O
Phương trình ion rút gọn:

H+ + OH- → H2O

Phản ứng của oxit axit với dung dịch kiềm

Phương trình phân tử:

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

Phương trình ion:

CO2 + 2K+ + 2OH- → 2K+ + CO3- + H2O

Phương trình ion rút gọn:

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

Oxit bazơ tác dụng với axit

– Phương trình phân tử:

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

– Phương trình ion:

Fe2O3 + 6H+ + 3SO42- → 2Fe3+ + 3SO42- + 3H2O

– Phương trình ion rút gọn:

Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O

Bài tập phương trình ion

Bài 1 : Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Cl-, Br-.

Nếu cho dd này tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 11,6 gam kết tủa.

Nếu cho dd này tác dụng với AgNO3 thì cần vừa đúng 200 ml dung dịch AgNO3 2,5M và sau phản ứng thu được 85,1 g kết tủa.

a. Tính [ion] trong dung dịch đầu? biết Vdung dịch = 2 lít.

b. Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Hướng dẫn giải 

Phương trình ion:

Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓

0,2 0,2 mol

Ag+ + Cl- → AgCl↓;

x

Ag+ + Br- → AgBr↓

y

Gọi x, y lần lượt là mol của Cl-, Br-.

x + y = 0,5 (1);

143,5x + 188y = 85,1 (2). Từ (1),(2) => x = 0,2, y = 0,3

a. [Mg2+] = 0,2/2 = 0,1 M; [Cl-] = 0,2/2 = 0,1 M; [Br-] = 0,3/0,2 = 0,15 M

b. m = 0,2.24 + 0,2.35,5 + 0,3.80 = 35,9 gam

Bài 2 :

Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ 3:1. Để trung hòa 100 ml dung dịch A cần 50 dung dịch NaOH 0,5M

a) Tính nồng độ mol của mỗi axit

b) 200 ml dung dịch A trung hòa hết bao nhiêu ml dung dịch Bazo B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M

c) Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng giữa dung dịch A và B.

Hướng dẫn giải

a) Gọi số mol của H2SO4 trong 100 ml dung dịch A là x => số mol của HCl là 3x (x>0)

nH+ = 2x + 3x = 5 x mol

nOH- = 0,5.0,05 = 0,025 (mol)

Phương trình ion rút gọn

H+ + OH- → H2O (1)

mol 5x 5x

ta có: 5x = 0,025 => x = 0,005

CM (HCl) = 3.0,005/0,1= 0,15 M

CM H2SO4 = 0,005/0,1 = 0,05M

b) Phương trình ion rút gọn

H+ + OH- → H2O

Ba2+ +SO42- → BaSO4

Trong 200ml dung dịch A nH+ = 2.5x = 0,05 mol

Gọi thể tích dung dịch B là V lít

=> nOH – = 0,2V + 2.0,1V = 0,4V

Ta thấy: nH+ = nOH- => 0,4V = 0,05 => V = 0,125 lít hay 125 ml

c. Tính tổng khối lượng các mối

mcác muối = mcation + manion

= mNa + + mBa2+ + mCl – + mSO42-

= 4,3125 gam

Bài 3 : Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3:1. Dể trung hòa 100 ml dung dịch A cần 50 ml dung dịch NaOH 0,5M.

a. Tính nồng độ mol của mỗi axit

b. 200 ml dung dịch A trung hòa hết bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M?

c. Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng giữa dung dịch A và B?

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học

HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)

Theo phương trình (1), (2):

nNaOH = nHCl + 2nH2SO4 = 3a + 2a = 0,5

→ a = 0,1 mol

+) nHCl= 0,3→CM(HCl)= n/V = 0,3/0,1= 3M

+) nH2SO4 = 0,1 →CM(H2SO4) = 0,1/0,1 = 1M

b/

+) Trong 200 ml ddung dịch A sẽ chứa: 0,6mol HCl và 0,2mol H2SO4

Phương trình hóa học:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4+ 2H2O

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + H2O

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + H2O

Theo phương trình: nH+ = nOH−= 0.6 + 0,2.2 = 1 mol

+) Gọi thể tích B là: x ⇒ nNaOH= 0,2x;

nBa(OH)2 = 0,1x

⇒nOH− = 0,2x + 0,1x.2 = 0,4x = 1

⇒ x = 2,5 l ⇒x=2,5 l

c/ mmuối= mBa + mNa+ mCl + mSO4

⇒mmuối = 2,5.0,1.137 + 2,5.0,2.23 + 0,6.35,5 + 0,2.96 = 86,25 g