nguyên tố chì

Chì ( Pb ) hóa trị mấy? Khối lượng mol của pb

Chì ( Pb ) hóa trị mấy? Khối lượng mol của pb? Nguyên tử khối của Pb như thế nào. Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí. Chì dùng trong xây dựng, pin sạc, đạn, và là một phần của nhiều hợp kim. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền.Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra rối loạn máu ở động vật.

chì

– Nguyên tử khối: g/mol (thường lấy là 207 g/mol)

-Hóa trị của chì ( Pb ) : II, IV

Vị trí và cấu tạo của nguyên tử chì (Pb):

– Ký hiệu hóa học: Pb

– Nguyên tử khối: g/mol (thường lấy là 207 g/mol).

– Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z = 82

– Độ âm điện:.

– Số oxi hóa: +2; +4.

thiết diện cực chuẩn

– Cấu hình: [Xe]4f145d106s26p2.

=> Chì ở ô số 82, nhóm IVA, chu kì 6.

– Có 6 lớp e; Lớp ngoài cùng có 4 e; lớp sát ngoài cùng có 18e.

– Trong các hợp chất Pb có số Oxi hóa +2; +4; hợp chất có số oxi hóa +2 là phổ biến và bền hơn.

– Kiểu mạng tinh thể lập phương.

Tính chất của nguyên tử chì (Pb)

Tính chất vật lý:

– Pb có màu trắng hơi xanh, mềm (có thể cắt bằng dao), dễ dát mỏng và kéo sợi. Pb là kim loại nặng , có khối lượn riêng là 11,34 g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 327,4oC, sôi ở 1745oC.

Tính chất hóa học:

Có tính khử yếu:
+ Tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao.

+ Không tác dụng với dung dịch axit loãng (do tạo thành PbCl2 ↓ và PbSO4 ↓)

+ Tan trong dung dịch H2SO4, HNO3 đặc nóng

+ Tác dụng với dung dịch muối.

+ Nhiệt độ thường: bền với nước và không khí.

+ Tan trong dung dịch kiềm nóng.

1.Tác dụng với dung dịch muối kim loại yếu hơn (muối Cu, Ag….) → muối mới + kim loại mới

Pb + 2AgNO3 → Pb(NO3)2 + 2Ag

2. Tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao

+ Tác dụng với O2 → oxit.

tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao

+ Tác dụng với halogen: Pb + F2 → PbF2

Chú ý: Pb chỉ bị oxi hóa ở bên ngoài không khí tạo thành 1 lớp oxit mỏng; lớp oxit này bảo vệ Pb không bị oxi hóa tiếp.

3.Tác dụng với dung dịch kiềm nóng: (phản ứng chậm)

Pb + 2NaOH đặc + 2H2O → Na2[Pb(OH)4] + H2↑

4. Tác dụng với dung dịch axit:

Không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng do tạo các muối chì không tan bao bọc bên ngoài kim loại.
Tan nhanh trong axit H2SO4 đặc nóng tạo muối tan Pb(HSO4)2
Pb + 3H2SO4 đặc nóng → Pb(HSO4)2 + SO2 + 2H2O

Tan dễ dàng trong dung dịch HNO3, tan chậm trong HNO3 đặc.
3Pb + 8HNO3 loãng, nóng → 3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Ứng dụng:

– Chì được dùng nhiều trong công nghiệp như; chế tạo các điện cực trong ăquy chì.

– Chì được dùng để chế tạo các thiết bị sản xuất axit sunfuric, như tháp hấp thụ, ống dẫn axit,…

– Chì được dùng để chế tạo các hợp kim không mài mòn các trục quay, nên được dùng làm ổ trụ. Hợp kim của thiếc với chì dùng làm thiếc hàn.

– Chì có tác dụng hấp thụ tia gamma( γ), nên dùng để ngăn cản tia phóng xạ.

Điều chế :

điều chế Pb

Trạng thái tự nhiên:

– Trong tự nhiên, trữ lượng của chì khoảng 10-4% tổng số nguyên tử trong vỏ trái đất.

– Khoáng vật chính của chì là galen (PbS). Là 1 trong 7 kim loại con người đã biết từ thời thượng cổ.

Xem thêm tại đây:

Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.

Crom ( Cr ) hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Cr? M của Cr là bao nhiêu?

Muối photphat ( PO4 ) hóa trị mấy? PO4 là gì? Tính chất của PO4

Đặc điểm, Tính chất hóa học của Đồng ( Cu )? Đồng ( Cu ) hóa trị mấy?

Nguyên tử khối của Kali là bao nhiêu? Kali ( K ) hóa trị mấy ?